Tọa lạc tại TP. Hồ Chí Minh, ngôi nhà bốn tầng mang sắc trắng chủ đạo được khen là có thiết kế cực phù hợp với khí hậu cũng như thói quen sinh hoạt của người Việt Nam.
|
Ngôi nhà tọa lạc tại TP. Hồ Chí Minh, sâu 21m nhưng mặt tiền chỉ rộng 4m – là một hình mẫu điển hình của kiểu nhà ống phổ biến tại Việt Nam. Sanuki + Nishizawa Architects đã cải tạo không gian hẹp, cao này thành ngôi nhà tràn ngập ánh sáng tự nhiên, nắngphủ kín từng ngóc ngách trong nhà.
Trang Dezzen đánh giá đây là một trong những ngôi nhà có thiết kế cực phù hợp với khí hậu cũng như thói quen sinh hoạt của người Việt Nam.
Mặt tiền của nhà
Tỷ lệ bất cân xứng giữa chiều rộng và chiều cao, chiều sâu, cũng như việc không có cửa sổ hông khiến ánh sáng và gió trời khó lòng lọt vào nhà. Để khắc phục điểm yếu này, các kiến trúc sư đã thiết kế những “giếng trời”lấy ánh sáng, bố trí cầu thang lộ thiên và sắp xếp đồ đạc trong nhà hài hòa, thông minh.
Các kiến trúc sư đã cải tạo ngôi nhà ống thiếu sáng, bí gió điển hình thành một
không gian thân thiện với môi trường.
Theo lời các kiến trúc sư, mục đích chính khi cải tạo lại ngôi nhà chính là mang tới một phong cách mới, khác biệt so với nhiều ngôi nhà khác tại Việt Nam, xóa nhòa không gian tối tăm, ẩm ướt, đem đến một không gian mở và ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Ngôi nhà có trần và sàn bằng gỗ tự nhiên.
Tầng một có trần khá cao, bố trí một phòng khách nằm kẹp giữa hai cầu thang dạng mở, dẫn lên phòng bếp và phòng ăn phía trên.
Màn tre đan che nắng được treo ở các phòngvà có thể cuộn lên khi cần thiết.
Kết cấu gỗ tiếp tục được lặp lại trên sàn nhà, với các miếng ván tre lát trên bề mặt bê tông.
Nhiều cây nhiệt đới được trồng tại ban công phía trước mặt tiền của ba tầng phía trên. Các kiến trúc sư cũng bố trí khá nhiều giếng ánh sáng để tăng lượng ánh sáng chiếu vào nhà.
“Chúng ta có thể cảm nhận được gió trời và sống thoải mái mà không cần có điều hòa trong ngôi nhà này – một lối sống hòa hợp, kết nối với môi trường tự nhiên” – Các kiến trúc sư chia sẻ.
Sanuki + Nishizawa chính là đơn vị phối hợp với kiến trúc sư nổi tiếng Võ Trọng Nghĩa làm nên “Nhà Bình Thạnh” – ngôi nhà vinh dự đạt giải Công trình của năm 2014 - giải thưởng do tạp chí kiến trúc uy tín và nổi tiếng hành đầu ở Mỹ - ArchDaily - thành lập.
Việc khoét lỗ trống trên sàn và trồng cây xanh mang đến hiệu ứng độc đáo và đem thiên
nhiên tràn đầy sức sốngvào ngôinhà.
Dưới đây là lời giới thiệu của các kiến trúc sư về dự án:
Chủ sở hữu của ngôi nhà là một phụ nữ 30 tuổi cùng vớigia đình của cô. Khi tìm đến Sanuki + Nishizawa Architects, khách hàng đưa ra yêu cầu tạo nên không gian tươi sáng, tràn ngập ánh sáng tự nhiên và cây xanh.
Cầu thang xoắn lộ thiên được bố trí ở tất cả các tầng của ngôi nhà.
Ngôi nhà tọa lạc trên miếng đất sâu 21m, rộng 4m – là mẫu nhà ống điển hình ở Việt Nam. Rất khó để đưa ánh sáng và gió trời vào những ngôi nhà kiểu này, bởi chúng thường không có cửa hông, mặt khác, người Việt Nam có thói quen xây nhiều tường trong nhà để ngăn cách các căn phòng. Bởi vậy, mục tiêu chính khi cải tạo ngôi nhà là tạo nên một phong cách khác biệt, xóa nhòa không gian tối tăm, ẩm ướt, đem đến một không gian mở và ngập tràn ánh sáng tự nhiên.
Nhiều khoảng trống giúp nắng và gió trời len lỏi vào từng ngóc ngách.
Ngôi nhà được thiết kế với 4 tấm bê tông đúc vững chãi làm trần. Mỗi tấm có độ cao khác nhau, có những khoảng trống dẫn ánh sáng tự nhiên chạy vào nhà từ nóc và hai phía trước, sau. Ngoài ra, các tầng đều có không gian thư giãn, và khoảng trống để trồng các loại cây nhiệt đới xanh mát. Trong nhà không có các vách ngăn phòng, thay vào đó, kiến trúc sư phân vùng, điều hướng ánh sáng vào các không gian, vừa đảm bảo sự riêng tư cho các sinh hoạt cá nhân, vừa giữ được luồng tiếp nối nhịp nhàng của không gian sinh hoạt chung, giữ vững phong cách cho cả ngôi nhà.
Cây nhiệt đớitrồng tại khu vực ban công mặt tiền các tầng.
Kiến trúc sư sử dụng mành tre gấp hoặc trượt để phân vùng không gian. Hệ thống mành dễ dàng mở rộng giúp gió trời lưu thông vào các ngõ ngách trong nhà. Nói một cách tóm lược, ngôi nhà ống được cải tạo với các ý tưởng xanh, tràn ngập ánh sáng và gió trời, chuyển hóa không gian tối và ẩm thành một nơi sinh sống kết nối với môi trường tự nhiên xung quanh.
Bồn tắm lớn để gia chủ thư giãn.
Ngôi nhà sử dụng kết cấu khung RC với hệ thống dầm ngược. Bên cạnh đó, các kiến trúc sư sử dụng các tấm tre đan trên trần nhà vừa nhấn mạnh thẩm mỹ bằng sự thống nhất với hệ thống cửa, vừa tạo hiệu ứng ánh sáng thú vị. Tất cả nguyên vật liệu xây nhà đều có sẵn và phổ biến tại Việt Nam.
Cận cảnh ngôi nhà khi màn đêm buông xuống.
Chúng ta có thể cảm nhận được gió trời và sống thoải mái mà không cần có điều hòa trong ngôi nhà này – một lối sống hòa hợp, kết nối với môi trường tự nhiên. Phong cách sống kết nối mạnh mẽ với môi trường sinh thái này phần nào tái hiện lối sống truyền thống của người Việt xưa. Các kiến trúc sư thật sự hy vọng phong cách đơn giản, tươi sáng và cởi mở này sẽ trở thành một trong những lựa chọn phổ biến trong các dự án nhà ở hiện đại tại Việt Nam.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Nha khoa Thẩm mỹ Vindental Luxury - Điểm đến bọc răng sứ thẩm mỹ chất lượng
- 5 con giáp sẽ vô cùng thịnh vượng trong năm 2025!
- Khi lấy vợ đừng cưới phụ nữ thuộc 3 con giáp này, nhất là con giáp thứ 3, “cả đời khổ cực, khó được hạnh phúc”?
- Vận may sẽ dồi dào vào cuối tháng 12. Thời cơ tăng của cải của ba con giáp đã đến
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%