Ngôi mộ chôn cất giữa thị trấn đang khiến rất nhiều người dân vừa bức xúc vừa lo lắng khi phải 'sống cùng". Trong khi đó, các cơ quan chức năng thì làm ngơ!
Ngôi mộ vừa mới an táng nằm giữa 2 hộ dân nhà ông Đặng Ngọc Hưng và anh Đặng Ngọc Ninh. |
Như đã thông tin, mấy tháng qua, ngôi mộ của ông T.K.C (SN 1954) được an táng tại đường Lê Văn Duyệt (khu vực tổ 17, khu vực 2, thị trấn Cái Bè, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) khiến người dân ‘ăn ở không yên’.
Ngôi mộ được chôn cất ‘không có phép’ nằm cao ráo, chắc chắn giữa 2 ngôi nhà lợp tôn lụp xụp của cha con ông Đặng Ngọc Hưng (SN 1930) và anh Đặng Ngọc Ninh (SN 1970).
Mâu thuẫn từ quá khứ bán đất?
Trước khi cha con ông Đặng Ngọc Hưng chuyển đến ở ngôi nhà bây giờ, phần đất này được mua lại của bà Lưu Thị Lành (SN 1946, trú tại thị trấn Cái Bè) có mối quan hệ dì - cháu với ông T.K.C.
Ngày 27/5/1988 ông Hưng đã ký kết với bà Lành mua phần đất có chiều ngang 7m và dài 14m. Thời điểm đó, ông phải trả cho bà Lành 1 chỉ vàng (24k, tương đương 185 ngàn đồng).
Bà Phạm Kim Hòa (72 tuổi, vợ ông Hưng) cho biết, sau khi mua phần đất trên , nhà bà mua tiếp phần đất khác của bà Lành (bây giờ là nơi ngôi mộ đã an táng) chỉ 0,5 phân vàng.
“Hồi đó, bà Lành nói là tui đi tu hành, là hàng xóm với nhau, tôi không lừa gạt bà đâu. Bà cứ đưa vàng đây, không phải làm giấy tờ gì hết.
Tui tin bà ấy, thế là đưa vàng và đất thì cứ bỏ hoang không làm nhà. Đến khi đất tăng giá thì bà Lành đi kiện đòi lại, vì trước chưa làm giấy tờ” - bà Hòa nói.
Mảnh đất vợ chồng bà Hòa mua không làm giấy tờ bị bà Lành kiện lấy lại rộng 4,4m và dài 13,5m.
Gia đình bà Hòa khẳng định, phần đất trên được gia đình đóng thuế từ khi mua đến năm 2012.
Gia đình bà Hòa nghi vấn, phải chăng, do mâu thuẫn từ việc tranh chấp đất đai mà người thân ông T.K.C chôn cất, xây dựng phần mộ kiên cố này?
Ngang nhiên chôn cất
Một cảm giác rờn rợn khi đứng gần ngôi nhà này. Ít ai dám nghĩ đó là nơi chôn cất một ngườivừa mới qua đời.
Người nằm trong mộ là người gốc Hoa, từng một thời có “máu mặt” ở vùng Cái Bè.
Gia đình ông Đặng Ngọc Hưng khẳng định, phần đất chứa ngôi mộ này bị kiện đòi lấy lại trong suốt nhiều năm qua gia đình vẫn đóng tiền thuế đất.
Anh Đặng Ngọc An (SN 1967, con trai ông Hưng) cho biết, trước khi chưa xây ngôi mộ, đó là bãi đất trống.
Ông C. chết đúng vào mồng 4 Tết (2013), đến ngày 6 Tết người nhà mang đến đây chôn cất.
Thời điểm đó, gia đình anh An đã kịch liệt phản đối, ngăn cản không cho nhóm thợ đào hố chôn người chết ngay cạnh nhà mình. Tuy nhiên, nhóm thợ bảo rằng: “Chúng tôi được thuê làm mướn, nên không biết”.
Gia đình anh An cầu cứu Trưởng khu vực 2 thị trấn Cái Bè và ông này cũng phản đối, báo cáo lên UBND thị trấn, Công an huyện và Phòng TN&MT.
Thế nhưng lạ thay, những cơ quan này đều bác đơn yêu cầu trợ giúp của người dân!
Càng ngạc nhiên hơn khi gia đình nhận được câu trả lời từ cơ quan chức năng: “Do thị trấn chưa có nghĩa trang, nên đất người ta thì họ có quyền chôn cất?”!
Sống trong sợ hãi
Việc chôn cất người chết ngay sát nhà dân đã khiến không ít người yếu bóng vía phát khiếp khi màn đêm buông xuống.
3 mẹ con chị Trần Mỹ Nhung (vợ anh An) cho biết, mấy tháng nay không đêm nào được ngủ yên.
Ngày trước, vợ chồng và con cái ngủ riêng. Tuy nhiên, từ khi có người chết chôn cất bên nhà thì 4 người vì sợ nên nằm chung một giường.
Cả gia đình bà Phạm Kim Hòa sống trong sợ hãi.
“Sợ lắm, đêm tỉnh giấc không dám đi ra ngoài. Nhất là thằng con trai học lớp 7, ngày trước đêm nó ngủ trên gác, giờ là xuống ngủ chung với bố mẹ và em gái. Mấy mẹ con cứ nằm co rúm. Các cháu không dám học bài, đêm nằm là rất khó ngủ” - chị Nhung nói.
Còn bà Phạm Kim Hòa, năm nay đã 72 tuổi 'không sợ người chết', nhưng bà luôn có cảm giác bất an.
Trong khi đó, anh Đặng Ngọc Ninh (em trai anh An) cho biết, khu lăng mộ này được xây kiên cố, không chỉ mỗi mộ ông C. mà còn có 1 ngôi mộ nữa được chuẩn bị sẵn.
Tìm hiểu, được biết đa số người dân xung quanh đều kịch liệt phản đối, mong muốn cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt và di dời ngôi mộ đi chỗ khác.
Biết mà không kiểm tra! Trao đổi, ông Võ Thái Ân, cán bộ quản lý xây dựng UBND thị trấn Cái Bè nói: “Lúc người dân an táng, xây mộ tại khu dân cư tôi có đi ngang qua nhưng không vào kiểm tra. Vì gia đình đang tang gia bối rối, về đạo đức là không cho phép ngăn cản”. Còn ông Lê Bá Khâm – Phó phòng TN&MT huyện Cái Bè: “Cảm nhận ban đầu việc chôn cất như thế là không hợp lý. Chôn cất như thế thì người sống làm sao mà còn chỗ để ở? Người đã mất thì phải chôn tập trung hoặc hỏa táng mới không ô nhiễm môi trường. Cái này đòi hỏi nhiều ngành cùng can thiệp, may ra mới giải quyết được dứt điểm”. Cũng theo ông Khâm, sắp tới sẽ xuống hiện trường kiểm tra, phát hiện sai phạm đến đâu thì xử lý đến đó! Trong khi đó, ông Lê Bá Thi - Chánh văn phòng UBND huyện Cái Bè thì cho rằng, việc chôn cất như trên về mặt môi trường là không hợp lý. Tuy nhiên, giờ đập phá đi sẽ rất tốn kém, ảnh hưởng đến tâm linh của gia đình! |
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%