Gặp người dân trên đảo Hồng Lam hỏi chuyện đám cưới, ai cũng ngạc nhiên và bật cười.
Không đám cưới, ít trẻ con nên trường mầm non của làng vắng bóng học sinh |
Đảo này thuộc xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh). Hơn 300 năm nay, đảo “neo” giữa dòng sông Lam với một bên là TP Vinh (Nghệ An), một bên là huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Ông Nguyễn Văn Phong, thôn trưởng đảo Hồng Lam, bấm đốt ngón tay tính: “Mười năm nay thôn này “bói” không ra một đám cưới, dân làng chỉ nhận báo hỉ là chính. Nếu có thì chỉ là cưới theo kiểu trình diện xóm làng cho đỡ tủi. Xong rồi họ vào trong Nam tổ chức đám cưới chính thức”.
Vào trong Nam nghĩa là vào Khu công nghiệp Biên Hòa, Long Thành (Đồng Nai) hoặc nông trường cao su, cà phê tại các tỉnh Gia Lai, Kon Tum - nơi phần lớn nam thanh, nữ tú rời đảo này tìm nơi lập nghiệp. Một số ít học sinh vào các trường đại học, cao đẳng rồi cũng tìm nơi xây dựng gia đình chứ không trở về thôn.
Ông Phong nói: “Kể từ cơn bão lịch sử năm 1978 nhấn chìm 10 ngôi nhà, nhất là vụ lật đò tiếp đó cuốn trôi một đôi tình nhân đang “du” sông sang phố huyện sắm lễ cưới thì thanh niên trong thôn bắt đầu rục rịch “di dân”. Năm 1998 thôn có 327 hộ, 2.300 khẩu, nay chỉ còn 199 hộ, 586 khẩu.
Theo thời gian, dân làng ngày càng “mỏng” và thưa dần, đến nỗi hiện chỉ còn lại vài thanh niên vì chưa tìm được việc làm. Nếu tìm được việc thì sớm muộn họ cũng sẽ đi. Đây là lý do khiến tôi không ngần ngại trả lời câu hỏi có vẻ rất ngạc nhiên của nhiều người về quãng thời gian 10 năm thôn này không có một đám cưới”.
Làng Hồng Lam xanh rợp bóng cây nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng một quán xá nào. Đối diện đồng cói nước mặn là con đường vắng ngắt và những cánh cổng khóa bằng những dây cáp và ống khóa hoen gỉ, những vườn không nhà trống với mái chạn nhô cao. Ông Phong giải thích: “Hơn 40 nhà khóa cổng như thế để vào Nam tạo dựng cơ đồ. Sau lớp trẻ “đi khu công nghiệp” thì lớp trung niên cũng đi tìm nơi sinh cơ lập nghiệp khiến thôn ngày càng vơi người”.Dừng chân trước ngôi trường hai tầng, ông Phong không giấu vẻ trầm tư: “Trường có 16 phòng nhưng năm ngoái có 35 học sinh tiểu học, năm nay giảm xuống chỉ còn 31 em. Tôi lo còn giảm nữa vì bố mẹ lập nghiệp nơi xa nên đưa dần con cái theo”. Cạnh ngôi trường là trạm xá xã cũng vắng ngắt. Theo lời kể của ông Phong, năm 2011 trưởng thôn đề xuất xin một bác sĩ nhưng mãi chưa thấy ai về. Hiện thôn đang phải hợp đồng một hộ sinh kiêm y tá đã ngoài 60 tuổi và một y sĩ gần 70 tuổi. Mỗi người dân đóng góp 10.000 đồng/năm để trả lương cho hai người này.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?