Đang có vợ hoặc chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt 1 triệu đồng.
Ngoại tình có thể bị phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng (Ảnh minh họa) |
Bộ Tư pháp đang lấy ý kiến nội dung Dự thảo Nghị định Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp. Dự thảo gồm 8 Chương, 74 Điều, bao gồm các nội dung: hôn nhân gia đình; phá sản doanh nghiệp; hành chính tư pháp; bổ trợ tư pháp và thi hành án dân sự).
Trong đó, đáng chú ý, điều 46 quy định Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng.
Cụ thể, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200 nghìn đồng đến 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi ngoại tình: Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Mức phạt cũng áp dụng với trường hợp: Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ nhưng chưa gây hậu quả nghiêm trọng.
Các hành vi khác như: kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; Kết hôn giữa những người cùng giới tính... cũng sẽ bị chịu mức phạt này.
Ngoài ra, Dự thảo cũng quy định hình thức xử phạt bổ sung là buộc chấm dứt quan hệ hôn nhân trái pháp luật đối với những trường hợp vi phạm.
Tại Dự thảo tờ trình Chính Phủ, về hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của Bộ Tư pháp, hình phạt chính vẫn giữ nguyên như hiện hành (phạt cảnh cáo và phạt tiền).
Tuy nhiên, mức phạt tiền đối với các hành vi được quy định trong Nghị định đều được quy định theo hướng tăng mức xử phạt.
Nhận con nuôi nhằm mục đích vụ lợi bị phạt 10 triệu đồng
Tại dự thảo xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình lần này, bổ sung Điều 48 về các hành vi trong lĩnh vực con nuôi. Trong đó, mức phạt tiền nặng nhất lên đến đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: dụ dỗ, mua chuộc, ép buộc, đe dọa để có được sự đồng ý của người có quyền đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; Lợi dụng việc cho, nhận hoặc giới thiệu nhận trẻ em làm con nuôi nhằm mục đích vụ lợi; Làm dịch vụ môi giới cho hoặc nhận con nuôi trái pháp luật; Lợi dụng hoạt động xin nhận con nuôi nhằm bóc lột sức lao động đối với trẻ em hoặc vì mục đích trục lợi khác.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%