Lý Nhã Kỳ đã có những tuyên bố, quan điểm bất ngờ về chuyện đăng cai Asiad tại Việt Nam. Chúng tôi xin được đăng lại lời thư ngỏ của cô.
Lý Nhã Kỳ bày tỏ quan điểm về việc tổ chức thế vận hội Asiad đang gây nhiều tranh cãi |
Asiad và “thuốc thử” niềm tin!
Mọi người vẫn biết đến tôi với tư cách là một diễn viên, một doanh nhân, đồng thời là cựu Đại sứ du lịch Việt Nam. Nhưng trước hết tôi muốn được giới thiệu mình là một cô gái Việt Nam, bởi tôi luôn tự hào về điều đó, đi bất cứ nơi nào trên thế giới, tôi luôn tự tin khi được diện chiếc áo dài truyền thống, biểu tượng của vẻ đẹp người phụ nữ Việt…
Lý Nhã Kỳ trong 1 chuyến công tác.
Là một công dân của Việt Nam, tôi tự hào về sự vươn lên của đất nước ngày nay, có thể sánh ngang với bạn bè thế giới, có thể tổ chức các sự kiện chính trị-kinh tế- văn hóa lớn để tiếp đón họ trên đất nước mình – một đất nước mặc dù còn muôn vàn khó khăn, nhưng có được những điều mà ở bất cứ nơi đâu người ta cũng mơ ước, đó là sự hòa bình, ổn định về chính trị, xã hội, đó là sự thân thiện, hiếu khách của người dân…
Vâng, tôi đã tự tin như thế, đã tự hào như thế khi cùng đoàn Việt Nam gồm Bộ trưởng Bộ VH,TT,DL Hoàng Tuấn Anh, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc - Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội, Phó chủ tịch thường trực Ủy ban Olympic Việt Nam Hoàng Vĩnh Giang, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ VH-TT-DL) Nguyễn Văn Tình, Tổng thư ký Olympic Việt Nam Trần Văn Mạnh tham dự các cuộc họp vận động đăng cai Asiad.
Vào thời điểm đó (tháng 11/2012), trên cương vị Đại sứ Du lịch Việt Nam, diện chiếc áo dài truyền thống, cầm trên tay chiếc nón lá, tôi đã tự tin cùng đoàn tiếp xúc, trao đổi với hoàng thân Sheikh Ahmad Fahad Al-Sabah - Chủ tịch Hiệp hội các Ủy ban Olympic quốc gia, Chủ tịch Ủy ban Olympic Châu Á; tôi đã tự hào phát biểu trong phiên họp toàn thể các đại biểu đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng các Liên đoàn thể thao quốc tế về việc đăng cai Asiad tại Việt Nam.
Đoàn Việt Nam cũng đã trình bày lộ trình công tác chuẩn bị của thành phố Hà Nội cho việc sẵn sàng tổ chức ASIAD.
Và cuối cùng, như tất cả chúng ta đều đã biết, thành phố Hà Nội của chúng ta có thể còn nhiều khó khăn hơn 2 thành phố khác là DuBai (Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất) và Surabaya (Indonesia), nhưng các đại biểu đã bỏ lá phiếu trao quyền đăng cai Asiad cho chúng ta...
Cho đến thời điểm này, tôi đã rời cương vị Đại sứ Du lịch Việt Nam, trở về với những công việc bình thường của một nghệ sĩ, một doanh nhân. Tuy nhiên, những kỷ niệm về cuộc vận đăng cai Asiad vẫn luôn thường trực trong tôi cũng như trong tâm trí của tất cả các thành viên trong đoàn.
Đó không chỉ là cảm giác chiến thắng trước những ứng viên, có thể nói, là giàu có hơn mình; mà hơn thế, đó còn là niềm tự hào lớn lao khi đất nước chúng ta được bạn bè quốc tế ghi nhận, tin cậy trao cho niềm tin vào một kỳ Asiad thành công
Sau 2 năm, câu chuyện tổ chức Asiad đã đi vào thực tế, và gần đây, tôi cũng đã theo dõi rất kỹ lưỡng dư luận nhiều chiều về việc tổ chức Asiad trên báo chí cũng như trên các diễn đàn chính trị. Là một người kinh doanh trong thời buổi kinh tế khó khăn, tôi hiểu con số 150 triệu USD – chi phí phải bỏ ra để tổ chức Asiad – to lớn đến mức nào, tuy không thể so sánh được với nước Nga, bỏ ra 54 tỷ USD cho Thế vận hội mùa Đông Sochi; hay Trung Quốc, 17 tỷ USD cho Asiad Quảng Châu 2010.
Tôi biết rằng, tổ chức các sự kiện lớn như Asiad sẽ còn rất nhiều phát sinh, và nỗi lo chi phí có thể đội lên nữa là hoàn toàn có cơ sở. Tôi cũng đồng cảm với nỗi lo lắng về nguy cơ xảy ra lãng phí, thất thoát khi các công trình phải chạy rầm rập cho kịp tiến độ….
Thế nhưng…
Asiad 2019 thực tế vẫn chưa diễn ra. Chưa có một đồng nào bị tiêu tốn (trực tiếp) cho sự kiện này. Tất cả những sự tốn kém, lãng phí, không hiệu quả… mà chúng ta đang nói đến mới chỉ là những nguy cơ tiềm ẩn, không chỉ trong việc tổ chức Asiad, mà trong việc tổ chức bất cứ sự kiện nào, hay xây bất cứ công trình gì, dù lớn hay nhỏ.
Nhưng, tôi thiết nghĩ, không vì nỗi sợ hãi đó mà chúng ta không dám làm gì. Không vì nỗi lo không đủ năng lực quản lý nguồn kinh phí đầu tư 150 triệu USD mà chúng ta đánh mất niềm tin vào cơ hội của Việt Nam khi đăng cai Asiad.
Sự lãng phí, thất thoát, kém hiệu quả (nếu có) là lỗi chủ quan của chúng ta, chứ đâu phải là tự thân của Asiad; trong khi, bất kỳ ai cũng biết rõ một điều rằng, Asiad không chỉ là cơ hội riêng của ngành Thể thao trên đấu trường châu lục mà còn là ngày hội trọng đại của nhân dân.
Còn nhớ, cách đây hơn 1 thập kỷ, chúng ta đã được sống trong những ngày tháng sôi động, hào hùng như thế nào khi SEA Games 23 được tổ chức tại Việt Nam – từ các cấp quản lý, các vận động viên thể thao đến những người hâm mộ bình thường, và đến cả những đứa trẻ cũng đều ngân nga câu hát “Nắng phương Đông chiếu sáng SEA Games, Việt Nam hân hoan chào đón” để rồi dõi theo từng trận đấu, đếm từng tấm huy chương mà đoàn Việt Nam giành được.
Huống chi, sân chơi Asiad còn rộng lớn hơn, hấp dẫn hơn nhiều, nơi mà chúng ta có thể đón tiếp những vận động viên đỉnh cao của châu lục, và ở đó mỗi tấm huy chương giành được là sự tỏa sáng ở tầm châu lục của tinh thần, ý chí, nghị lực Việt Nam.
Nhưng Asiad nói riêng và thể thao nói chung không chỉ “vị thành tích”, đó còn là cơ hội lớn để nâng cao vị thế của đất nước, quảng bá du lịch, giới thiệu với bạn bè châu lục hình ảnh con người Việt Nam đoàn kết, sáng tạo, nhân văn,…
Thời gian vẫn còn rất dài cho việc xây dựng các phương án tổ chức, huy động các nguồn lực xã hội để tổ chức Asiad một cách tiết kiệm, hiệu quả. Có lẽ không chỉ riêng tôi, mà còn nhiều người đang chờ xem các cơ quan quản lý sẽ chứng tỏ năng lực của mình như thế nào với “liều thuốc thử” Asiad?
Còn với cá nhân tôi, bằng sự kiêu hãnh về vị thế đất nước, tôi tự hào vì đã đóng góp được một phần nhỏ bé của mình để Việt Nam giành quyền đăng cai Asiad.
Giờ đây tôi chỉ là một khán giả bình thường trong ngày hội Asiad 2019, tôi có quyền trông cậy vào sự tự tin, vào quyết tâm của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp… trong việc khắc phục những khó khăn, tổ chức, điều hành một Asiad tiết kiệm, hiệu quả và thành công. Tại sao không?".
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Đàm Vĩnh Hưng không thể hủy đơn kiện chồng tỷ phú của ca sĩ Bích Tuyền?
- MC Thành Trung sở hữu khối tài sản khủng cỡ nào ở tuổi 41?
- Thương Tín được người nhà đưa lên TP.HCM khám bệnh, nhìn chân của nam nghệ sĩ mà dân tình xót xa
- Dương Triệu Vũ hé lộ 'thế lực' giúp Đàm Vĩnh Hưng giải quyết vụ kiện triệu đô
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%