Ðề tài về Phù thuật tự nhiên đã hấp dẫn, bởi lẽ nhiều người từng nghe đồn đại từ lâu về nó nên cũng tò mò muốn biết xem “nó” là gì.
Bùa chú, do các thầy pháp hay dùng, cũng được xem là một dạng phù thuật. |
Có phải là chuyện gợi ra những mê tín dị đoan gây hoang mang, hay là một vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc?
Soạn giả quyển Phù thuật Việt Nam mới phát hành ở Mỹ - ông Lê Văn Lân - là một bác sĩ y khoa, cũng là một nhà biên khảo về văn hóa với nhiều bài viết và một số sách đã xuất bản (như cuốn Chiếc bảo ấn cuối cùng của Hoàng đế Việt Nam), thì chắc chắn không phải là một pháp sư hay thầy bùa tuyên truyền về dị đoan trong cộng đồng. Chính soạn giả đã nói rõ trong sách: “Trên đường đi khảo sát bùa chú Việt Nam, chúng ta nên mở rộng tâm trí để nghĩ rằng đó là những vấn đề thuộc phần tiềm thức trong một nền văn hóa cổ xưa, và đường hướng thích nghi nhất chính là phải điều tra, khảo sát và phân tích nền tảng tín ngưỡng của dân Việt ta qua dòng lịch sử triết lý và văn hóa” (trang 34).
Chuyện của mọi nơi và mọi thời đại
Soạn giả đặc biệt giới thiệu một số sách tham khảo, trong đó có 2 cuốn Connaissance du Vietnam (Kiến thức Việt Nam) của Pierre Huard và Maurice Durand (1954) và A Dictionary of Chinese Symbols: Hidden Symbols in Chinese Life and Thought (Từ điển biểu tượng Trung Hoa: Những biểu tượng che giấu trong đời sống và tư duy Trung Hoa) của Wolfram Eberhard (1977). Theo ông, khi ngày càng có nhiều người đã bỏ công nghiên cứu tìm hiểu tận gốc vấn đề, thế giới bùa chú không còn là một vùng “cấm địa” nữa, vì ngay cả các trường đại học lừng danh nhất nước Mỹ mới đây cũng đã cấp phát văn bằng tiến sĩ cho một số sinh viên viết luận án về bùa chú và các đề tài tương tự.
Chẳng hạn, sinh viên Bradford Verter đã bảo vệ thành công luận án viết về sự xuất hiện cận đại của “bí đạo” hoặc niềm tin vào huyền bí (occultism), và được Ðại học Princeton cấp văn bằng tiến sĩ về lịch sử tôn giáo hồi năm 1997. Hoặc năm 2000, Ðại học Harvard đã cấp văn bằng tiến sĩ về nhân chủng học cho sinh viên Kori Pekala sau khi bảo vệ thành công luận án viết về những phương cách gồm phù thuật, bùa chú được ghi trong sách Kinh Avesta của một tôn giáo cổ có tên là Zoroastrianism tại xứ Ba Tư. Vì thế, cuốn Phù thuật Việt Nam mới đây đã không phải là trường hợp ngoại lệ khi có nhiều người đang vào cuộc để tìm hiểu và giải mã nó, tức là “bật mí” những gì vẫn cho là bí mật!
Ngay ở thành phố mà chính tác giả sinh sống là NewOrleans, bang Louisiana, cũng đầy những sinh hoạt của một thế giới tâm linh, từ những nghi lễ Voodoo nhảy múa gọi hồn theo kiểu“bà bóng” Marie Laveau để xin phù hộ tình duyên may mắn, cho đến những người ngồi xem chỉ tay tướng số (palm reader) ở Jackson Square ngay trước nhà thờ chính tòa St Louis, bên cạnh quán Café du Monde thuộc khu vực Pháp (French Quarter).
Phù thuật Việt Nam còn có lời giới thiệu về sưu tầm bùa chú từ nhiều nơi trên thế giới, với 40 hình lá bùa thông dụng; như những bùa trị bệnh, bùa bỏ thuốc lá, bùa trị trẻ kinh phong, bùa giúp làm ăn phát đạt, bùa trừ ma quái, bùa Lỗ Ban làm nhà, bùa yêu… cho đến cả những bí ẩn như chuyện Thái Thượng Lão Quân với cái lò tám góc luyện linh đơn, “tiền thân” chưa được nhìn nhận của những phòng thí nghiệm hóa học và nguyên tử của đời nay.
Xem sách, ai là người Việt Nam thì nên biết chuyện, khi nhà Nguyên sang đánh nước ta thì có tên phù thủy Phạm Nhan cũng được phái sang để dọa nạt và lung lạc nhân tâm bằng cách gài cả một hệ thống do thám và phản gián nơi những người mê tín - chính vì thế, thanh kiếm thần của Hưng Ðạo Ðại Vương Trần Quốc Tuấn đã là một sáng tạo của các pháp sư bản quốc để lấy lại lòng tin cho cả một lực lượng kháng giặc lớn của cả nước. Và chính thanh kiếm sắc bén ấy của Ðức Trần Hưng Ðạo đã chặt bay cái đầu xương thịt của tên phù thủy Mông Cổ.
Bìa sách cuốn Phù thuật Việt Nam
Thế nào là nhu cầu về phù thuật tâm linh?
Ai cũng có thể thấy, hình ảnh một đứa bé nằm trong lòng mẹ, sung sướng nhìn mẹ mình, đã nói lên nhu cầu tâm linh căn bản của con người. Nó muốn kết nối sức sống và tình thương của chính mình vào lòng mẹ và ngược lại, nhận từ lòng mẹ. Ðó là “đạo” điển hình nhất, và khi hiểu “đạo” tức là “đường”, thì sẽ thấy nó là cuống nhau, là cái bè trong dòng sống, là phương cách, là phù thuật theo ý nghĩa nguyên bản nhất. Đứa trẻ đó muốn tìm sự phù trợ ấp ủ từ lòng mẹ, từ chính nguồn lực sống phát sinh ra nó.
Nhà nhân chủng Debleu gọi đó là sự tham gia nhiệm màu (mystic participation) và bác sĩ Herbert Benson trong những cuốn sách nổi tiếng như Sự đáp ứng của thư giãn (The Relaxation Response), Phép chữa lành vô thời gian (Timeless Healing) hay Trí tuệ tối đa của bạn (Your Maximum Mind) đều khẳng định về nó như một định luật: “Cơ thể con người là một bản sao do quy luật di truyền tạo ra để tìm niềm tin vào một sự tuyệt đối vô biên”. Nói theo ngôn ngữ hiện đại, con người đã được cài đặt phần mềm (software) có sẵn mã số (code) thành một quy trình, trong đó, cái tiểu ngã nhỏ bé phải vươn tới cái đại ngã vô biên. Văn hóa người Việt mình thì bảo cái vuông phải đi với cái tròn thì mới tròn đầy toàn mãn được, chứ nếu không thì con người chúng ta cứ mãi mãi bị thui chột và nằm lì trong bản năng động vật mà không vươn được tới đại ngã là con người đích thực biết tư duy, yêu thương và cống hiến cho cộng đồng.
Mà đã là con người, ai mà không cảm thấy sự giới hạn của chính mình, về bệnh tật, về những chuyện xảy ra bất thường ngoài tầm tay – ngay cả khoa học tiên tiến hôm nay cũng phải bó tay trước không ít chuyện như vậy. Xã hội nào cũng phải có một bộ phận thành viên có khuynh hướng tìm về bùa ngải, hay ngược lại, khi người ta xuống dốc đến cùng cực thì cũng là lúc họ sẽ được xoay hướng để vươn lên, tìm tới một nguồn lực phù trợ từ trên cao. Vì thế, niềm tin - đã thành đạo sống căn bản của người Việt - có thể tóm gọn trong 2 khía cạnh:
1. Đạo thờ Trời Phật
Trên đền Hùng có Kính Thiên Lĩnh Điện, tức điện thờ Trời, và mộ tổ nằm ở phía bên phải là xuống thấp một chút. Ở miền Nam, nhiều người để bàn thờ Thiên ở trước nhà. Có thể nói đạo thờ Trời là căn bản của tín ngưỡng Việt Nam, có trước khi các tôn giáo du nhập vào nên sau này khi đạo Phật đã thịnh thì người bình dân vẫn nghe cầu khẩn qua ca dao: Lâm râm khấn với Phật Trời hay Lênh đênh qua cửa Thần Phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm.
Niềm tin của người Việt vào ơn Trời được thể hiện rõ nét trong cuộc sống đời thường. Vào những dịp đầu năm, người ta hay trẩy hội hái lộc để nhận lộc Trời và chúc nhau những lời may mắn do Trời Phật ban. Hiển nhiên, Việt Nam là đất nước của Phật giáo, thì thấy hình ảnh chùa chiền sinh hoạt tấp nập khắp nơi.
2. Ðạo Ông Bà, tức thờ cúng tổ tiên
Hồn của người qua đời vẫn sống gần gũi để phù trợ con cái dòng tộc, đất nước. Vì thế ngoài việc cúng giỗ tổ tiên trong dòng tộc, người Việt rất tôn kính các anh hùng dân tộc đã hiển linh như Thánh Tản, Thánh Gióng, Thánh Trần...
Cho nên, với văn hóa và tập quán tín ngưỡng của người Việt, phù thuật thiêng liêng nhất vẫn nằm trong niềm tin ở những điều huyền nhiệm của Trời Phật (dưới nhiều hình thức hiển thị khác nhau) và ông bà gia tiên.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%