Đó là một trong 12 tấm gương người khuyết tật tiêu biểu nhất VN, được Hội người khuyết tật bình chọn và trao thưởng nhân ngày Người khuyết tật quốc tế 3/12.
Trà My |
Trà My - Nữ nhà văn từng nằm nhà xác chờ chôn cất
Đã từng trải qua một ca đại phẫu thuật không thành công và bị đưa vào nhà xác chờ tẩm liệm nhưng cô gái nhỏ Trà My (sinh ra và lớn lên tại Đông Hà, Quảng Trị) vẫn kiên trì một sức sống mãnh liệt. Người nhà phát hiện tiếng khóc yếu ớt của Trà My từ phía nhà xác và đã cứu sống cô kịp thời. Tuy nhiên, biến chứng để lại là một Trà My ốm yếu, liệt 2 tay 2 chân, chỉ có thể nằm 1 chỗ và ú ớ nói không thành lời.
Sau một thời gian dài vất vả tập luyện và cố gắng hết mình, hiện tại, cô gái bất hạnh bị liệt tứ chi đã là một nhà văn và cũng chính là người đồng sáng lập quỹ “Giấc mơ đôi chân thiên thần” để hỗ trợ những bạn khuyết tật có đam mê và khát vọng sống như mình.
Phan Thị Rát - Cô sinh viên khuyết tật chăm học
Cô sinh viên 9x của vùng đất nắng gió Ninh Thuận - Phan Thị Rát là một tấm gương hiếu học khiến nhiều bạn trẻ phải nể phục.
Gia đình cô gái trẻ Phan Thị Rát có 6 người nhưng có tới 4 người bị khuyết tật từ nhỏ. Đó là bố, chị, em gái và bản thân cô. Theo Rát cho biết, gia đình cô bị một chứng bệnh di truyền là đến tuổi nào đó sẽ bị co rút các chân tay và lâu dần tứ chi sẽ bị liệt hẳn.
Phan Thị Rát (bên phải) cùng em gái ruột của mình
Kinh tế gia đình, tất cả gánh nặng đều dựa vào mẹ Rát nên hoàn cảnh của em thật sự rất khó khăn. Tuy vậy, cô gái trẻ 9x vẫn hết sức cố gắng học và luôn nằm trong top ba học sinh có điểm số cao nhất trường. Hiện tại, Rát đang là sinh viên giỏi của Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Mở TP HCM.
Nguyễn Thảo Vân - Cô em gái nghị lực của "Hiệp sĩ công nghệ"
Vân là em gái của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng (đã mất). Từ nhỏ, cô đã phải ngồi xe lăn do bị liệt cả tay và chân. Năm lớp 9, Vân đạt giải nhất cờ vua, lớp 10 đạt giải nhất cờ tướng khối PTTH cấp tỉnh, năm 2003 đạt học sinh giỏi môn Anh Văn…
Năm 2006, tiếp bước anh trai và với nghị lực sống mạnh mẽ, Thảo Vân cùng nhóm bạn mở Trung tâm Nghị lực sống ở Hà Nội để giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo miễn phí cho người khuyết tật. Cô trở thành Giám đốc Trung tâm năm 2012.
Nguyễn Linh Chi – Cô bé từng được gặp gỡ Nick Vujicic
Linh Chi ở tỉnh Yên Bái là đứa trẻ không tay, không chân. Vượt qua bao nghiệt ngã của số phận, Linh Chi đã tập đi trên hai ống inox và được đến trường, em đã biết đọc và tập viết chữ bằng cách kẹp bút vào cằm. Vừa qua, em đã nhận được học bổng đặc biệt vì trở thành tấm gương tiêu biểu về nghị lực sống và tinh thần hiếu học. Đây cũng chính là cô bé đã khóc thét khi được gặp Nick Vujicic (một nhân vật bị khuyết tật nổi tiếng thế giới về nghị lực sống) trên sân khấu.
Nguyễn Thị Thảo - học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu
Bị mù 2 mắt nhưng Nguyễn Thị Thảo là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường Nguyễn Đình Chiểu. Liên tục trong năm 2012, 2013, Thảo đã đạt nhiều Huy chương vàng, bạc Giải cờ Vua giành cho người khuyết tật trong nước và khu vực.
Anh Trần Quốc Hoàn – thầy giáo miễn phí của trẻ em khuyết tật
Anh Trần Quốc Hoàn sinh năm 1975 tại tỉnh Quảng Trị, bị liệt nửa người. Hiện anh đang sở hữu 12 Huy chương vàng, 19 huy chương bạc và 8 huy chương đồng tại các Giải TDTT người khuyết tật. Nhiều năm nay, anh mở lớp học đặc biệt hoàn toàn miễn phí dành cho trẻ em khuyết tật và trẻ em nghèo hiếu học.
Đoàn Phạm Khiêm – Người soạn từ điển cho trẻ câm điếc
Anh Đoàn Phạm Khiêm là người câm điếc đầu tiên ở Việt Nam đỗ đại học chính quy (thủ khoa ngành hội họa, Trường ĐH Mỹ thuật TP HCM năm 2009). Anh Khiêm được chọn là thanh niên tiêu biểu của TP HCM hai năm 2010 và 2011.
Anh còn vinh dự là 1 trong 5 người biên soạn bộ Từ điển ngôn ngữ ký hiệu Việt Nam để dạy cho người câm điếc trong cả nước, là giáo viên chính giảng dạy Ngôn ngữ kí hiệu miễn phí cho người điếc câm và người nghe tại CLB điếc câm TP HCM.
Nguyễn Minh Trí - chàng sinh viên kiên cường
Nguyễn Minh Trí (tỉnh An Giang) là một trường hợp bị tật bẩm sinh không có tay. Tuy nhiên, trong kỳ thi Đại học vừa qua, Trí đã đỗ vào Ngành công nghệ thông tin Trường ĐH An Giang bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng phi thường của mình.
Bùi Ngọc Thịnh - Kỷ lục gia Châu Á
Tấm gương nghị lực của cậu bé mù (quê Khánh Hòa) chơi được nhiều nhạc cụ nhất Bùi Ngọc Thịnh đã đem lại vinh quang cho đất nước với danh hiệu khá “oách”: Kỷ lục gia Châu Á. Thịnh là người con duy nhất trong gia đình có bố mẹ đều bị mù nhưng với tình yêu thương vô bờ bến của cha mẹ, cùng sự cố gắng học hỏi không ngừng, Thịnh đã có thể chơi tốt nhiều loại nhạc cụ.
Nguyễn Sơn Lâm – “chú lùn” nổi tiếng
Nguyễn Sơn Lâm bị chất độc da cam, cơ thể chưa đầy 27kg và cao khoảng 90cm. Năm 2011, Sơn Lâm đã có một hành trình ấn tượng: Chinh phục nóc nhà Đông Dương - đỉnh Phan xi păng. Sơn Lâm có thể dùng thành thạo 3 ngoại ngữ, Anh, Nhật, Pháp. Hiện Lâm đang làm Giám đốc Công ty Tỏa sáng.
Trần Thị Lộc – cô gái lạc quan
Trần Thị Lộc mắc phải căn bệnh xương thủy tinh không đi lại được, nhưng em luôn lạc quan và chăm chỉ, siêng năng học tập. Tuy còn nhỏ nhưng em đã làm được rất nhiều hoa vải để góp thêm những bông hoa đẹp cho đời.
Nguyễn Hoàng Tâm Nhi – Mái ấm Tê – Phan
Mặc dù bị mù 2 mắt và thường xuyên mắc chứng động kinh nhưng Tâm Nhi đạt danh hiệu học sinh giỏi nhiều năm liền. Chẳng những vậy, cô bé còn chơi được nhiều nhạc cụ khác nhau.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%