Theo đơn thư phản ánh của một giảng viên đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính thì NCS Hoàng Xuân Quế đã sao chép tiểu luận của NCS Mai Thanh Quế.
Bìa hai cuốn luận án tiến sĩ được lưu giữ ở Thư viện Quốc gia |
Theo đơn thư phản ánh của một giảng viên đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng – tài chính: Luận án Tiến sỹ bảo vệ năm 2003 của NCS Hoàng Xuân Quế đã sao chép y nguyên nội dung 53 trang Luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của NCS Mai Thanh Quế.
Luận án Tiến sỹ của NCS Hoàng Xuân Quế, mã số LATS 576 tại thư viện Trường Đại học Kinh tế quốc dân, bảo vệ năm 2003 với đề tài "Giải pháp hoàn thiện các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ ở Việt Nam” đã sao chép y nguyên nội dung 53 trang (chiếm khoảng 30% tổng số trang của mỗi luận án) Luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 2002 của NCS Mai Thanh Quế, Mã số LA83 tại Trung tâm Thông tin - Thư viên của Học viện Ngân hàng, đề tài "Các giải pháp hoàn thiện việc cung ứng và kiểm soát khối lượng tiền lưu thông của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường”…
Kiểm tra tại Thư viện Quốc gia nơi lưu trữ hai Luận án trên, kết quả so sánh cho thấy, nội dung phản ánh trên là đúng sự thật. Phần "kinh nghiệm nước ngoài” trong Chương 1 của hai Luận án cũng giống nhau đến từng từ, từng dấu chấm, phẩy trong 6 trang.
Đã sao chép hơn 30% còn "bịa số liệu”
Sau khi công luận phản ánh nội dung trên, Hiệu trưởng Trường Đại học KTQD đã thành lập Tổ xác minh do Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học làm Tổ trưởng. Tổ xác minh đã đến làm việc với Thư viện Quốc gia để sao lưu hai cuốn Luận án, tổ chức đối chiếu và làm việc với tác giả Luận án bị sao chép là Tiến sỹ Mai Thanh Quế, Giám đốc Trung tâm Đào tạo – Bồi dưỡng thuộc Học viện Ngân hàng.
Ngày 24/6/2013, Tổ xác minh đã có báo cáo gửi Ban Giám hiệu Trường Đại học KTQD. Kết quả xác minh cho thấy, việc sao chép Luận án của PGS.TS. Hoàng Xuân Quế như đơn phản ánh là đúng sự thật. Theo báo cáo của Tổ xác minh, ngoài việc sao chép y nguyên trên 30% Luận án của Tiến sỹ Mai Thanh Quế, trong Luận án của mình, PGS.TS. Hoàng Xuân Quế còn thể hiện sự cẩu thả khi trích dẫn không đúng, nhiều nội dung khoa học không đúng do lỗi sao chép không phù hợp. Một số bảng biểu được tác giả Luận án (PGS.TS. Hoàng Xuân Quế) sao chép, "bịa số liệu” cho đến thời điểm bảo vệ (năm 2003).
Theo bản thống kê của Tổ xác minh, tổng cộng Luận án của PGS.TS Hoàng Xuân Quế có 2020 câu, phát hiện có 662 câu giống Luận án của TS Mai Thanh Quế, chiếm tỷ lệ 33,66% dung lượng (theo số câu) của Luận án. Trong đó: Có 375 câu giống hoàn toàn luận án của Mai Thanh Quế, chiếm 18,56% dung lượng của Luận án.
Tổ xác minh cũng nêu rõ: "Luận án của PGS.TS Hoàng Xuân Quế đã sử dụng tới 73 tài liệu tham khảo. Theo Quy chế đào tạo sau đại học, NCS cần trích dẫn đầy đủ tài liệu tham khảo theo quy định. Tuy nhiên, trong luận án của Hoàng Xuân Quế chỉ có 07 trích dẫn, trong đó: Chương 1 là chương tổng hợp lý thuyết, thường trích dẫn nhiều nhất, song không có một trích dẫn tài liệu tham khảo nào trong chương này. Ngoài ra, trong luận án của Hoàng Xuân Quế còn nhiều chỗ có chú thích xem bảng, nhưng lại không cụ thể là bảng nào. Ví dụ, trang 68 dòng 14 từ trên xuống, chú giải của luận án (từ 1995 – 1997 xem bảng) song thực chất đây lả đoạn chép của Mai Thanh Quế (trang 94) và Mai Thanh Quế chú giải (từ năm 1995 đến 1997, xem bảng 2.1). Hoàng Xuân Quế đã chép thiếu bảng 2.1 của Mai Thanh Quế và người đọc không thể tìm thấy bảng nào của Hoàng Xuân Quế mô tả vấn đề này; Cũng giống như vậy, trang 111 dòng 8 từ dưới lên, khi mô tả tổng phương tiện thanh toán và diễn biến thị trường tiền tệ, Hoàng Xuân Quế chỉ dẫn (thể hiện bảng 2.23), nhưng trong thực tế không có bảng 2.23…”
Ông Hoàng Xuân Quế
Làm việc với Tổ xác minh, Tiến sỹ Mai Thanh Quế, Học viện Ngân hàng đã có bản xác nhận: "Tôi xin đảm bảo rằng cá nhân tôi thực hiện nghiên cứu và không có sự tham gia của bất kỳ người nào khác ngoài giáo viên hướng dẫn. Những cá nhân có Luận án Tiến sỹ sao chép một phần của tôi là không có sự cho phép của cá nhân tôi và chưa từng tham gia với tôi ở các công trình nghiên cứu khác”.
Cần xử lý kỷ luật nghiêm minh
Như vậy, PGS.TS. Hoàng Xuân Quế đã vi phạm khoản 2 Điều 58 của Luật Giáo dục đại học quy định về những điều giảng viên không được làm "Gian lận trong hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học”, vi phạm khoản 6 Điều 19 của Luật Viên chức về những điều viên chức không được làm.
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước cần sớm xem xét lại học vị và học hàm đối với PGS.TS. Hoàng Xuân Quế theo đúng quy định của pháp luật. Căn cứ Điều 54 của Luật Viên chức, Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. Dư luận chờ quyết định xử lý nghiêm minh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học KTQD.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành