Hương trầm là một phần không thể thiếu mỗi khi tết đến xuân về. Chính vì vậy, trong những ngày này trên địa bàn huyện Quỳ Châu nghề làm hương rộn ràng vào vụ.
Gia đình chị Trần Thị Loan Đang đang làm hương trầm. |
Hương trầm Quỳ Châu đang từng ngày được người dân làng nghề thay đổi mẫu mã và nâng cao chất lượng, khẳng định thương hiệu Hương trầm Quỳ Châu, đáp ứng yêu cầu của khách hàng ngày một tốt hơn.
Đến thăm gia đình chị Hoàng Thị Hợi, một gia đình làm hương trầm lâu đời ở khối 1 thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu vào một chiều cuối năm, thấy không khí nơi đây thật rộn ràng. Đang ngồi cuốn hương cùng với những người làm công, thấy có khách chị Hợi dừng tay đon đả mời chúng tôi vào nhà. Sau câu chuyện xã giao, chị xin phép vừa nói chuyện, vừa cuốn hương để kịp giao hàng cho khách. Qua câu chuyện được biết, chị lập gia đình được gần 28 năm, thì cũng chừng ấy thời gian chị gắn bó với nghề làm Hương trầm. Với chị thì nghề làm hương trầm là do thừa kế từ đời ông bà ngoại, sau khi ông ngoại mất thì truyền nghề làm hương lại cho gia đình chị. Lúc đầu sản xuất với quy mô nhỏ, làm bằng thủ công. Chủ yếu hương chỉ phục vụ cho bà con hàng xóm xung quanh, chưa trở thành hàng hoá. Đến năm 2000, do có uy tín và do nhu cầu của khách hàng nên gia đình đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất, và cũng từ đó hương trầm của gia đình chị có thương hiệu và lấy tên là cơ sở sản xuất hương trầm Thiết Hợi khối 1 thị trấn Quỳ Châu.
Năm nay, cơ sở sản xuất hương Thiết Hợi sản xuất trên 40 vạn que. Mặc dù chỉ tập trung sản xuất trong 3 tháng cao điểm sát tết nguyên đán nhưng gia đình chị đã phải chuẩn bị kỹ từ nguyên liệu cho đến các nhãn mác, bao bì từ những tháng đầu năm. Trong tháng cao điểm này, cơ sở phải thuê thêm 6 - 8 nhân công quấn hương mới có thể kịp tiến độ giao hàng cho khách. Chị còn cho biết thêm ước tổng thu nhập từ hương năm nay của cơ sở lên đến 100 triệu đồng, sau khi trừ chi phí cũng thu lãi được 30 triệu đồng.
Chia tay cơ sở sản suất hương trầm Thiết Hợi, chúng tôi đến thăm cơ sở sản xuất hương trầm Hà Loan ở khối 2 thị trấn Quỳ Châu. Đây là cơ sở sản xuất hương trầm lớn nhất của huyện Quỳ Châu. Chị Loan chủ cơ sở cho biết: Gia đình chị bắt đầu nghề làm hương từ năm 1988, lúc đầu chỉ sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún chủ yếu phục vụ nhu cầu sử dụng của người dân huyện Quỳ Châu và làm quà biếu trong dịp tết. Sau này, nhờ kiên trì học hỏi trong cách pha trộn hương liệu, uy tín hương trầm của chị ngày càng được nâng cao, nhiều người đã đặt hàng với số lượng lớn. Từ đó cây hương trầm của gia đình chị bắt đầu có chỗ đứng trên thị trường. Năm nay, cơ sở Hà Loan sản xuất trên 200 vạn que hương các loại, tăng 40 vạn que so với năm 2010. Tổng thu nhập ước tính gần 300 triệu đồng, sau khi trừ chi phí gia đình có lãi trên 80 triệu đồng, không chỉ tạo thu nhập cho gia đình mà còn có thể tạo công ăn việc làm cho người dân ở trên địa bàn.
Còn với ông Võ Minh Châu ở khối 2 thị trấn Tân Lạc, mặc dù năm nay đã ở tuổi 70, nhưng ông vẫn tiếp tục theo nghề làm hương trầm gia truyền của gia đình. Bởi theo ông, làm hương không chỉ tăng thêm thu nhập, nuôi con cái học hành mà làm hương còn để duy trì và phát huy nghề truyền thống của gia đình. Trước đây, làm hương chỉ mang tính chất thủ công, nguyên liệu được giã bằng cối, sản xuất chỉ đủ đáp ứng yêu cầu trên địa bàn thị trấn. Nhưng đến nay, nhờ có máy móc hỗ trợ một phần nên sản lượng hương ngày càng cao lên. Riêng năm 2011, cơ sở sản xuất hương trầm của gia đình ông sản xuất trên 20 vạn que, thu nhập được 50 triệu đồng, sau khi trừ chi phí vẫn thu lãi gần 20 triệu đồng.
Nói về những chính sách hỗ trợ và phương hướng phát triển thương hiệu Hương trầm Quỳ Châu cho làng có nghề và làng nghề trong thời gian sắp tới, Đậu Công Hà - PCT UBND thị trấn Tân Lạc huyện Quỳ Châu cho biết: “Chúng tôi luôn xác định phát triển nghề Hương trầm làm mũi nhọn. Bởi đây là lợi thế của địa bàn thị trấn Tân Lạc. Để tập trung chỉ đạo nghề này, thì chúng tôi đã có những cơ chế kích cầu cho nghề phát triển. Tập trung chỉ đạo phát triển các làng có nghề, làng nghề đồng thời hỗ trợ 1 số vốn ban đầu cho làng nghề hoạt động. Tạo mọi điều kiện để bà con vay vốn sản xuất cũng như liên hệ với các cơ quan chủ quản của ngành dọc vay vốn. Tạo một số vốn nhất định để phát triển nghề hương trầm và tìm cơ sở tiêu thụ hàng cho bà con”.
Một năm mới đang đến gần, cùng với sự lớn mạnh của Hương trầm Quỳ Châu, hi vọng rằng trong năm mới 2013, thị trấn Tân Lạc và những người làm nghề Hương trầm sẽ cùng nhau nỗ lực nhiều hơn nữa để đưa vị thế của cây hương trầm ngày càng phát triển cả về chất lẫn về lượng. Góp phần đưa huyện Quỳ Châu sớm thoát nghèo.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%