Chia sẻ quan điểm về cải cách giáo dục, GS.TSKH Nguyễn Minh Đường, nguyên Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) cho rằng cần có sự phân luồng hợp lí.
Phân luồng học sinh sớm để chuẩn bị phát triển nguồn nhân lực chất lượng |
Nền giáo dục chồng chéo hai hệ thống
Vấn đề đổi mới cốt lõi nhất phải là hệ thống giáo dục quốc dân (HTGDQD). Đây là yếu tố căn bản nhất về giáo dục của mỗi quốc gia. Trên thế giới không có HTGDQD của nước nào giống nước nào, nhưng trong vài thập kỷ qua nhiều nước đã tiến hành cải cách và đều hướng tới việc xây dựng một HTGDQD mở, được phân luồng và liên thông để tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động có thể cần gì học nấy, học suốt đời.
Về thực trạng của HTGDQD của nước ta trong giai đoạn hiện nay có 3 hệ thống con: Giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và giáo dục đại học nhưng do nhiều mối quản lí khác nhau nên đang hoạt động hầu như riêng rẽ, thiếu sự phối hợp, do vậy đang mất cân đối nghiêm trọng về cơ cấu trình độ cũng như vùng miền. Ngoài ra, HTGDQD của chúng ta chưa được phân luồng hợp lí sau THCS và THPT.
Cách quản lí mạng lưới cơ sở giáo dục đang có sự chồng chéo nên hiện nay có hai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục. Một mạng lưới các trường ĐH, CĐ và TCCN do Bộ GD&ĐT tổ chức, một Quy hoạch do mạng lưới các trường trung cấp nghề, cao đẳng nghề do Bộ LĐ-TB&XH tổ chức. Như vậy, có thể trên một địa phương có hai quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng nghề nên dễ dàng chồng chéo và trùng lặp.
Về chuẩn nhà giáo, ở nước ta cũng có hai hệ thống chuẩn và hai bộ chương trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên khác nhau. Trên thực tế các giáo viên không thể được đào tạo và bồi dưỡng cùng một lúc theo hai chương trình khác nhau.
Những thực trạng trên dẫn đến chúng ta không thực hiện được phân luồng học sinh sau THCS và THPT để chuẩn bị cho việc phát triển đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng; đồng thời không chuẩn hóa được hệ thống đào tạo để nâng cao chất lượng đào tạo với sử dụng và hội nhập quốc tế.
GS.TSKH Nguyễn Minh Đường.
Cần chia Đại học thành hai loại
Để tiến tới một nền giáo dục tạo điều kiện cho người học có được không gian và thời gian trong quá trình tích lũy kiến thức, thì sau cấp trung học cơ bản (đây là cấp học sát nhập từ Tiểu học và THCS - cấp học bắt buộc) cần phân luồng thành THPT phân hóa (mục đích cho học sinh đi theo hướng đại học nghiên cứu), nhóm THPT nghề (học sinh đi theo hướng đại học ứng dụng...), tiếp đến ở bậc Giáo dục nghề nghiệp bao gồm ba trình độ liên thông từ cơ cấp - trung cấp - cao đẳng. Trong đó, THPT sẽ được phân hóa với phần cứng và phần mềm tự chọn, học sinh tốt nghiệp được cấp bằng THPT và có thể học tiếp lên ĐH. THPT nghề vừa dạy văn hóa, vừa dạy nghề, tốt nghiệp được cấp bằng nghề hoặc học tiếp lên đại học.
Ngoài ra, với dạy nghề, để thực hiện dạy học theo "năng lực thực hiện" (comptetency-based training) tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, giáo viên dạy nghề vừa phải giỏi lý thuyết nghề vừa phải có kỹ năng nghề thành thạo chí ít là hơn học sinh một bậc.
Ở bậc đại học được phân thành hai loại: Đại học theo hướng nghiên cứu để đào tạo các ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân và Đại học định hướng theo kỹ thuật ứng dụng: Đào tạo kỹ sư, bác sĩ...
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?