Sau 22 năm xảy ra tai nạn rơi máy bay ở 'Thung lũng ma' Ô Kha, Annette Herfkens - người sống sót duy nhất, đã đưa con gái trở lại Khánh Hòa thăm ân nhân của mình.
Nạn nhân máy bay rơi tại Việt Nam hội ngộ ân nhân |
22 năm sau vụ tai nạn máy bay rơi ở thung lũng Ô Kha (xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa), bà Annette Herfkens trở lại Việt Nam, lần thứ hai, để ra mắt sách 192 Hours - Giành giật sự sống từ chuyến bay định mệnh. Những ký ức về "Thung lũng ma Ô Kha" chưa khi nào ngủ yên trong tâm thức của Annette, thôi thúc bà đi tìm câu trả lời cho mình.
Năm 1992, máy bay Yak 40 mang số hiệu VN474 cất cánh từ TP HCM đi Nha Trang mang theo 31 hành khách và phi hành đoàn, rơi ở thung lũng Ô Kha, khi chỉ cách đích đến khoảng 19 dặm. Duy nhất Annette Herfkens sống sót, hôn phu đi cùng bà cũng tử nạn.
Ngay sau đó, chiếc trực thăng Mi-8 trên đường đến cứu hộ cũng rơi ở thung lũng này, toàn bộ phi hành đoàn thiệt mạng.
Năm 2006, sau nhiều năm xảy ra vụ tai nạn, lần đầu tiên bà trở lại nơi này và còn nguyên cảm giác sợ hãi. Nhưng lần này, bà không còn cảm giác ấy nữa mà đưa cả con gái Joosje Lupa (17 tuổi) thăm những ân nhân, gia đình chiến sĩ từng cứu sống mình năm xưa.
Annette vui mừng gặp lại ông Phạm Hồng Sơn, nguyên đội trưởng An ninh, Công an huyện Khánh Sơn - tham gia cứu hộ máy bay Yak 40. Người duy nhất sống sót trong tai nạn kinh hoàng năm xưa cho biết, hành trình trở lại Việt Nam chính là cách bà nhìn lại, soi rọi bản thân. Đó cũng là hành trình để bà hóa giải cho những vướng mắc bao lâu nay về quá khứ.
Bà Annette lặng người, rơm rớm nước mắt trước những bức ảnh đau thương của vụ tai nạn máy bay năm 1992 do bà Hồ Thu Thuỷ - vợ cơ trưởng chiếc Yak 40 Lưu Công Lương cất giữ.
Cô gái trẻ Annette bị thương nặng, trải qua 8 ngày một mình trên núi rừng hiểm trở, uống nước mưa cầm hơi với xung quanh đầy thi thể, tro tàn và đổ nát, cho đến khi đội cứu hộ tìm thấy và đưa về Nha Trang, sau đó được đưa về nước điều trị.
Lực lượng cứu hộ tập kết thi thể người bị nạn trong vụ rơi máy bay ở Ô Kha.
Mẹ con Annette bất ngờ gặp ân nhân của mình, ông Hoàng Trọng Những (64 tuổi) trong một quán ăn ở thị trấn Tô Hạp, huyện miền núi Khánh Sơn trưa 13/8. Ông Những là người trực tiếp khiêng võng đưa bà Annette từ trên núi Ô Kha xuống cấp cứu.
Ông Cao Văn Hạnh (55 tuổi, trưởng Công an xã Xuân Trung năm 1992), người đầu tiên phát hiện bà Annette trùm áo ngồi trên tảng đá dưới thung lũng Ô Kha, nói: "Lúc đó người bà ấy đầy thương tích, ra hiệu xin nước uống".
Sau lần ấy ông Hạnh không biết tin tức gì về Annette, cứ tưởng bà đã chết vì vết thương quá nặng. "Đến năm 2006, lần đầu tiên bà ấy quay lại đây tôi mới biết bà còn sống. Thật là một kỳ tích", ông Hạnh cho biết.
Bà Annette ôm chặt hai y sỹ Nguyễn Thị Kim Kỳ và Mai Thị Minh Châu, những người đã sơ cứu cho bà tại trung tâm y tế huyện Khánh Sơn trước khi chuyển về TP HCM. "Lúc đó bà ấy rất hoảng loạn. Vết thương ở chân hoại tử, tím đen, sưng tấy, vắt bám đầy người... nên chúng tôi phải sát trùng từng tí một. Quần bà ấy mặc và cả chiếc nhẫn phải lấy kéo cắt ra", bà Kỳ cho biết.
Vợ cơ trưởng Mi-8 và vợ cơ trưởng chiếc Yak 40 Lưu Công Lương - thổn thức tưởng niệm chồng và các nạn nhân của vụ tai nạn kép.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?