Song song với việc đầu tư mở rộng Quốc lộ 1 lên 6 làn xe, Bộ Giao thông vận tải sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng cao tốc Bắc – Nam, nhưng cao tốc sẽ đầu tư trọng điểm chứ không phải toàn tuyến.
|
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Hồng Trường đưa ra vào chiều 7/3, tại cuộc họp báo tháng 2 của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường, sau khi Thủ tướng Chính phủ có công văn yêu cầu Bộ GTVT tập trung chỉ đạo thực hiện chủ trương đầu tư mở rộng Quốc lộ 1, Bộ đã xây dựng và đang trình Dự thảo cơ chế đặc thù cho dự án này, chủ yếu về công tác giải phóng mặt bằng, nhà thầu và vốn.
“Chính phủ giao Bộ phải làm nhanh việc mở rộng QL1 để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước trong những năm tới, sẽ cơ bản hoàn thành toàn tuyến từ Hà Nội đến Cần Thơ vào cuối năm 2016. Vì dự án có nhu cầu đầu tư lớn, lại trong khoảng thời gian ngắn nên phải có cơ chế đặc thù”, ông Trường cho biết thêm.
Mục tiêu tới năm 2030, Việt Nam sẽ có đường cao tốc Bắc - Nam. Ảnh Internet
Ông Trường cũng cho rằng, vì dự án mở rộng QL1, nên kỹ thuật xây dựng sẽ không quá phức tạp. Bộ sẽ huy động đơn vị có năng lực về tài chính, kỹ thuật của Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông, các ngành khác hoặc công ty tư nhân để thực hiện đồng loạt dự án.
Về bài toán nguồn vốn giành cho dự án này, ông Trường cho biết: “Vốn xây dựng thì bằng nội lực Nhà nước, thu phí hoàn vốn (đầu tư theo hình thức BOT - PV). Bộ GTVT cũng đang trình Bộ Tài chính và Chính phủ phương án thu phí bằng 50-70% phí của đường cao tốc”.
Về Dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam, ông Trường cho hay, vì đây là dự án lớn, với thời gian xây dựng dài, nên sẽ huy động vốn bằng nguồn vốn ODA và Trái phiếu Chính phủ. Và đầu tư từng đoạn theo nhu cầu thực tế, mục tiêu tới năm 2030 sẽ hoàn thành toàn tuyến cao tốc này.
Đồng tình quan điểm đó, ông Nguyễn Ngọc Đông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, kiê Tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam cũng cho rằng, quan điểm của đề án là, mở rộng QL1 nhưng có xem xét phát triển cao tốc song hành trong tương lai.
Theo ông Đông, cơ chế thu phí giữa hai tuyến đường này là một trong các yếu tố để xem xét. Thu phí của cả 2 đường là cách để khuyến khích đầu tư phát triển cao tốc trong tương lai. Bộ GTVT cũng đề nghị Chính phủ cho phép thu phí trên QL1 tính trên tỷ lệ phần trăm nhất định của mức phí cao tốc.
Ông Đông đưa ra dẫn chứng, trên thế giới cao tốc là đường đặc thù cho phép xe chạy tốc độ cao, có tính chất thương mại, nên phần lớn xe sử dụng là xe con và xe khách. Còn các phương tiện vận tải hàng hóa khác sẽ đi trên hệ thống quốc lộ thông thường. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Quốc lộ thì phục vụ dân sinh nhiều hơn.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%