Quan chức Mỹ thẳng thắn lên án đường lưỡi bò của Trung Quốc ngay trước khi đặt chân tới Bắc Kinh.
Quan chức Mỹ coi đường lưỡi bò của Trung Quốc là thứ gây rắc rối ở Biển Đông |
Ngày 8/7, trước thềm hội nghị Đối thoại Chiến lược và Kinh tế lần thứ sáu (SED) sắp diễn ra ở Bắc Kinh, một quan chức cấp cao của Mỹ đã tuyên bố rằng “đường lưỡi bò” của Trung Quốc gần như nuốt trọn Biển Đông là thứ “gây rắc rối”, đồng thời những hành động của Bắc Kinh gần đây đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh đoàn đại biểu ngoại giao và an ninh Mỹ do Ngoại trưởng John Kerry dẫn đầu đang tới Bắc Kinh để tham dự hội nghị SED, hội nghị thường niên giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Trong hội nghị này, Mỹ và Trung Quốc sẽ thảo luận nhiều vấn đề về kinh tế, thương mại, an ninh, trong đó những căng thẳng trên Biển Đông sẽ là một trong những trọng tâm bàn bạc giữa phái đoàn của hai bên.
Không chỉ đơn phương vẽ ra “đường lưỡi bò” phi lý trên Biển Đông, Trung Quốc còn có tranh chấp lãnh thổ cả với Nhật Bản, đồng minh mà Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ theo hiệp ước. Thực tế này khiến các quan chức Mỹ lo ngại rằng Trung Quốc đang đẩy khu vực vào tình thế “sẵn sàng huy động các lực lượng quân sự, bán quân sự và cảnh sát biển để khẳng định chủ quyền”.
Tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ hoàn toàn dựa vào một đường 9 đoạn mơ hồ được vẽ ra từ thế kỷ 20 mà không dựa trên bất cứ cơ sở pháp lý nào. Một quan chức trong đoàn đại biểu của Ngoại trưởng Kerry tuyên bố: “Sự nhập nhèm của đường chín đoạn này chính là thứ gây rắc rối.”
Quan chức cấp cao trên khẳng định: “Những căng thẳng leo thang trên Biển Đông có liên quan mật thiết tới Mỹ với tư cách là một cường quốc Thái Bình Dương, một quốc gia thương mại lớn trên biển và từ lâu đã là một nhà bảo trợ cho sự ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.”
Quan chức này xin được giấu tên để có thể thảo luận vấn đề một cách thẳng thắn, đồng thời khẳng định quan điểm của phái đoàn Mỹ trong hội nghị SED lần này là “trực diện, thẳng thắn và mang tính xây dựng”.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe khẳng định mặc dù giữa Trung Quốc và Nhật Bản có những bất đồng về lãnh thổ, song hai nước vẫn có những liên kết chặt chẽ với nhau về thương mại, và Nhật Bản luôn mở rộng cánh cửa đối thoại với Trung Quốc.
Ông Abe đưa ra tuyên bố trên khi đang tới Úc tham dự lễ ký kết thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng với Úc, một động thái có thể khiến Trung Quốc càng thêm tức giận.
Trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo Úc, ông Abe hối thúc Bắc Kinh đóng một vai trò tích cực trong xây dựng an ninh khu vực thông qua việc tuân thủ luật pháp và thông lệ quốc tế.
Hồi tuần trước, nội các của ông Abe đã thông qua việc thay đổi cách giải thích hiến pháp để trao thêm quyền lực cho quân đội Nhật Bản, tạo điều kiện cho quân đội nước này có thể đưa quân ra nước ngoài để thực hiện “quyền phòng vệ tập thể” khiến Bắc Kinh vô cùng lo ngại.
Với việc thay đổi chính sách này, Nhật Bản có thể đóng vai trò tích cực hơn trong đảm bảo an ninh khu vực để trở thành đối trọng với Trung Quốc trong khu vực, đồng thời có tác dụng răn đe các hành động phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh trên biển.
>> BẤM ĐÂY ĐỂ XEM TOÀN BỘ DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH CĂNG THẲNG TRÊN BIỂN ĐÔNG
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?