Khuya 29 và rạng sáng 30/3, đã có ít nhất hai trận động đất liên tiếp xảy ra tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 thuộc huyện Bắc Trà My (Quảng Nam).
Khu vực thủy điện Sông Tranh 2 lại xảy ra hai trận động đất nhẹ trong đêm 29 và rạng sáng ngày 30/3 |
Trong đó, trận động đất lúc 23h41 khuya 29/3 gây rung chuyển khá dài khiến nhiều người dân hốt hoảng.
“Lúc đó, tôi vẫn còn thức và nghe một tiếng nổ lớn từ hướng hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2. Sau đó nhà cửa rung lắc, chao đảo kéo dài hơn 7 giây. Nhiều người dân đang ngủ đã bật dậy và lo lắng” - ông Đinh Văn Trung, trú tại thôn 3 xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My kể lại.
Người dân cảm nhận dư chấn rất mạnh nhưng theo kết quả phân tích của Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam thì trận động đất này có cường độ nhẹ.
TS.Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu cho biết: Độ lớn của trận động đất trên chỉ 1,7 độ richter, độ sâu chấn tiêu 5,5km, xảy ra lúc 16h41 giờ GMT, tức khoảng 23h41 giờ Hà Nội tại vị trí có tọa độ 15.370N – 108.080E, thuộc khu vực thủy điện Sông Tranh 2.
Viện Vật lý Địa cầu cũng lý giải, người dân nghe rung chuyển mạnh là bởi độ sâu chấn tiêu chỉ 5,5km, rất gần bề mặt vỏ trái đất nên dù cường độ nhẹ nhưng vỏ trái đất bị tác động và rung mạnh.
Trước đó, chiều tối 29/3, một cơn lốc mạnh, kèm theo mưa dông sấm sét kéo dài gần một giờ đồng hồ đã quét qua vùng Trà My làm điện lưới liên tục mất cục bộ. Các trạm quan trắc động đất ở khu vực Sông Tranh 2 có lắp đặt hệ thống ắc quy trữ điện nên các máy đo vẫn ghi nhận được trận động đất trên.
Do mất điện lưới nên các cán bộ của Viện Vật lý Địa cầu đang công tác tại hiện trường thủy điện Sông Tranh 2 đã phải dùng biện pháp thủ công ghi chép số liệu từ máy và truyền về Viện để phân tích và công bố kết quả chính xác để tiếp tục theo dõi.
Theo ông Vũ Đức Toàn, Phó giám đốc Công ty thủy điện Sông Tranh 2, máy đo gia tốc gắn trên đỉnh đập thủy điện này cũng đã ghi nhận được sự dịch chuyển gia tốc nền đập nhưng không đáng kể. Trong ngày 30/3, hồ chứa thủy điện Sông Tranh 2 có mức nước 139,63m, xấp xỉ mực nước chết (cao trình 140m). Lượng nước đổ về lòng hồ bình quân khoảng 40m3/s, công ty chỉ đạo luân phiên phát điện hai tổ máy để rút nước hồ chứa nhằm tránh xảy ra động đất mạnh do tích nước.
“Vùng Trà My đang bước vào mùa mưa dông. Về chiều thường hay có mưa dông, mưa đá, gió lốc và sấm sét, ai cũng sợ, cũng lo. Mỗi khi có mưa là liên tiếp xảy ra động đất, người dân càng thêm lo. Nhưng đã ở vùng này thì đành chịu, phải sống và phải làm ăn, chẳng biết đến bao giờ mới hết lo sợ động đất” - ông Hồ Cao Quý - Bí thư Đảng xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My than thở.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%