Những điều thú vị, ít biết về tấm các - vi - dít của Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua nội dung bài viết của nữ nhà báo Lady Barton.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi vào 18h09 chiều ngày 4/10. Câu chuyện về tấm danh thiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp được ít người biết đến.
Nữ nhà báo, học giả, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa, nhà hoạt động từ thiện Mỹ - bà Lady Barton được đánh giá là khá am hiểu về lịch sử Việt Nam. Cách đây không lâu, bà đã cho ra mắt cuốn sách dịch bằng tiếng Anh về Đại tướng Võ Nguyên Giáp (do NXB Thế giới ấn hành) và tham gia nhiều sự kiện liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đặc biệt, trong một lần lang thang đi kiếm tìm tư liệu tại tòa Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, bà vô cùng ngạc nhiên khi được nhìn thấy tấm các-vi-dít của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc ông còn đương chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Việt Nam.
Mở đầu nội dung bài báo bà Lady Barton viết: Các bạn có hình dung được sự kinh ngạc của tôi?!
Trong lần về Hoa Kỳ làm việc mới đây, tôi chỉ có được độc một ngày dành cho mình quyền muốn làm gì thì làm. Tôi chọn cách mình vẫn ưa thích – tới thăm một cơ quan lưu trữ, cụ thể là Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, mà trụ sở trung tâm của nó nằm trong một khu đại học đẹp tại Maryland, nằm phía trong địa giới của Thủ đô nước Mỹ. Tôi muốn một lần nữa soát lại thư mục về Đội Con Nai (the Deer Team), do OSS, tiền thân của CIA, lập ra vào cuối chiến tranh thế giới II.
Vào giữa tháng Bảy 1945, Đội Con Nai nhảy dù xuống Tân Trào, một xã nằm ở địa giới giữa Tuyên Quang và Thái Nguyên. Một tháng sau, ngày 14/8, Tân Trào là địa điểm nhóm họp Quốc dân Đại hội toàn Việt Nam, ra quyết định giành chính quyền từ tay Nhật bằng tổng khởi nghĩa trên toàn quốc - chính là cuộc Cách mạng tháng Tám, thực tế diễn ra hầu như không đổ máu.
Nhiều năm sau, ở Washington, tôi thường hy vọng sẽ dùng kỹ thuật số để nâng chất lượng của những tấm ảnh trắng - đen nguyên bản chụp từ 1945, trong một thư mục lưu trữ tôi từng xem xét nhiều lần.
Tấm các-vi-dít của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi còn đương chức Bộ trưởng Bộ Nộ vụ
Dưới đây là quy tắc tra cứu tài liệu lưu trữ của tôi và bí quyết “khám phá”: Soi tất tật mọi thứ!
Một cơ quan lưu trữ đâu phải là thư viện, nơi sách báo có thư mục, có số của nó. Hơn nữa, lưu trữ giống như một căn phòng ít người tới trong một tòa nhà cổ nơi một dòng họ sống hàng trăm năm. Nhưng trong một hộp đầy bụi, một hậu duệ có thể chợt thấy, lọt giữa hai tờ của một cuốn sổ có mùi mốc là tấm ảnh thời niên thiếu của người mẹ của mình.
Vì nguyên cớ này, khi tới một cơ quan lưu trữ, tôi thường rà soát kỹ từng trang của từng tư liệu, từng cuốn sách, bài báo, bản báo cáo, hay cuốn sách mỏng. Tôi mở từng hình vẽ, từng bản đồ. Tôi soát xét cả hai mặt của từng tấm ảnh. Tôi để ý mọi chi tiết.
Bạn luôn bất ngờ là cái bạn tìm thấy thường không phải là cái bạn đang tìm.
Bởi vậy, tôi đang tận hưởng “ngày nghỉ” của mình trong nắng, chiếu qua cửa sổ cuốn của tòa Lưu trữ Quốc gia Hoa Kỳ, tay khẽ lật các trang hồ sơ của Đội Con Nai. Rồi bỗng nhận thấy, kẹp ở giữa hai trang giấy khổ thông dụng, là một tấm danh thiếp nhỏ, cỡ bằng những tấm danh thiếp thường dùng hôm nay.
Một tấm thiếp in giản đơn, đã vàng đi do năm tháng, hằn vết xước do đính bằng kim vào các tư liệu, một cách làm trước khi ta sử dụng ghim để kẹp tài liệu. Nhưng trên đó có dòng chữ in đậm: VO NGUYEN GIAP (Võ Nguyên Giáp ) và dòng viết nghiêng “Bộ-trưởng Bộ Nội-Vụ”, và “Home minister” viết bằng mực xanh da trời. Rồi con dấu cấp Nhà nước mực đỏ, và một thông điệp viết tay, với chữ ký của ông Giáp đằng sau tấm danh thiếp này. Ôi, quả là một “gia tài”!
Bà Lady Borton trong triển lãm ảnh về chân dung đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: LQ)
Tôi bắt đầu đọc thông điệp trên tấm danh thiếp.
I started to read the message.
“Oh, Mơ xi ơ Buu (M. Buu)!!”, tôi buột miệng, làm những người tra cứu khác ngẩng lên nhìn tôi.
Sao tôi lại không nhận thấy tấm danh thiếp này trước kia? Sao tôi có thể bỏ qua một sự việc quan trọng như vậy.
Chắc “M. Buu” trên danh thiếp này là Tạ Quang Bửu, một trong những nhà toán học, nhà vật lý học sáng chói nhất của Việt Nam trong thế kỷ XX, cũng là một nhà hoạt động chính của phong trào Hướng đạo sinh ở Huế. Tốt nghiệp Đại học Sorbonne và cũng từng tu nghiệp tại Oxford, ông Bửu có một số năm dạy học ở Huế, rồi trở thành Bộ trưởng Quốc phòng (giữa 1947 – giữa 1948).
Ông giữ chức Bộ trưởng Đại học và Trung học chuyên nghiệp (cuối 1965 – giữa 1976). Điều lạ nhất với tôi, khi nhìn tấm thiếp được lưu hành khoảng 1945 hay 1946, là cảm nhận một trớ trêu của lịch sử: Năm 1954, Thứ trưởng Quốc phòng Tạ Quang Bửu thay mặt cho Đại Tướng Giáp, Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, ký Hiệp định Genève (Hiệp định Giơ - ne - vơ).
Nhưng tôi phải đoán chắc được là “M. Buu” trên tấm danh thiếp chính là Tạ Quang Bửu.
Còn nữa...
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%