MiG-35 tích hợp được tất cả những tính năng ưu việt nhất của các máy bay thế hệ thứ 4 và một phần của thế hệ thứ 5.
MiG-35 có thể chiến thắng tất cả các máy bay thế hệ thứ 4 của nước ngoài |
Ông Sergei Korotkov - Tổng giám đốc của Công ty chế tạo máy bay Mikoian tuyên bố, công ty Mikoian vừa ký với không quân Nga một bản hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu đa dụng MiG-35.
Tổng giám đốc Sergei Korotkov cho biết, Công ty Mikoian sẽ bàn giao 24 máy bay MiG-35 cho không quân Nga trong thời gian gần nhất, tổng giá trị của thương vụ đầu tiên này có thể sẽ lên tới 37 chiếc. Trước đây, đã có thông tin cho rằng trong năm 2014 không quân Nga sẽ trang bị loạt máy bay MiG-35 đầu tiên nằm trong “Kế hoạch vũ khí, trang bị quốc gia giai đoạn 2011-2020”.
Công ty Mikoian cho biết, Mikoyan MiG-35 (tiếng Nga: Микоян МиГ-35) (tên ký hiệu của NATO Fulcrum F) là một kiểu máy bay mới nhất thuộc dòng Mikoyan MiG-29. MiG-35 sử dụng khung của MiG-29M1, trước đây được biết đến với tên gọi MiG-29OVT (MiG-29M2 và MiG-29MRCA được dùng để gọi những phiên bản có 2 chỗ ngồi).
MiG-35 thuộc loại máy bay chiến đấu đa dụng thế hệ thứ 4++, tính năng của nó được nâng lên rất cao so với MiG-29K, MiG-29M và MiG-31 nhờ được trang bị hệ thống thiết bị và vũ khí tiến tiến nhất của Nga, đảm bảo nó có khả năng thực hiện được rất nhiều nhiệm vụ, trong đó đặc biêt xuất sắc là tính năng đánh chặn.
MiG-35 có khả năng hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, cả ngày lẫn đêm. Nó sử dụng toàn bộ là các vũ khí điều khiển chính xác độc lập tấn công đối đất, tấn công đối hải ngoài khu vực phòng không hoặc tham gia tác chiến trong các biên đội hỗn hợp. Ngoài ra, nó còn sử dụng các thiết bị kỹ thuật vô tuyến điện, thiết bị điện tử - quang học tiên tiến để thực hiện nhiệm vụ trinh sát trên không, thậm chí là làm máy bay chỉ huy trên không để chỉ huy cả biên đọi tác chiến.
MiG-35 tích hợp được tất cả những tính năng ưu việt nhất của các máy bay thế hệ thứ 4 và một phần của thế hệ thứ 5, giúp nó có thể chiến thắng tất cả các máy bay thế hệ thứ 4 của nước ngoài và đối địch sòng phẳng trong cuộc chiến kiểm soát không phận với các máy bay thế hệ thứ 5 của Mỹ và NATO.
Trong quá trình nghiên cứu, chế tạo MiG-35, nhà sản xuất Mikoian đã rất chú trọng đến vấn đề hoàn thiện tính năng bay, động cơ và các thiết bị điện tử; kéo dài tuổi thọ của máy bay và kéo giãn khoảng thời gian sử dụng giữa 2 lần đại tu, chi phí cho mỗi giờ bay của MiG-35 cũng được hạ thấp, chỉ bằng hơn 40% kinh phí của MiG-29.
MiG-35 trong lực lượng không quân Nga chia làm 2 loại, 1 chỗ ngồi và 2 chỗ ngồi, tốc độ bay tối đa của nó lên tới 2700km/h, trần bay 17,6km, hành trình tối đa 3000km, bán kính tác chiến 1000km. Ngoài ra, MiG-35 sử dụng hệ thống tiếp liệu trên không để nâng cao phạm vi tác chiến, lượng bom đạn mang theo cũng được nâng cao tới 6,5 tấn mà không ảnh hưởng gì đến tính năng bay.
Ngoài 10 giá treo vũ khí, MiG-35 còn được trang bị một khẩu pháo 30mm Gryazev-Shipunov GSh-30-1 với 150 viên đạn, chuyên sử dụng trong cận chiến. Các giá treo vũ khí có thể mang theo tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất Nga đang sử dụng như: Vympel R-27, Molniya R-60 AA-8 Aphid, Vympel R-77 AA-12 Adder, Vympel R-73 AA-11 Archer… Tuy có sở trường là không chiến nhưng nó cũng được trang bị tính năng đối hải và đối hạm, có thể mang theo 2000 lbs bom điều khiển bằng laser và vô tuyến KAB-500Kr, KAB-500-OD, KAB-1500Kr…
MiG-35 trang bị 2 động cơ phản lực vectơr RD-33MK điều khiển hướng phụt linh động, có khả năng điều chỉnh hướng lên - xuống - trái - phải, với 15 độ ở chế độ lên - xuống và 8 độ ở chế độ trái - phải. Tính năng này còn nổi trội hơn so với động cơ F-135 của máy bay F-35 và động cơ F-119 PW-100 trên F-22 của Mỹ, giúp máy bay có khả năng cơ động và linh hoạt cao hơn các máy bay Mỹ và NATO.
MiG-35 được đánh giá rất cao về nhiều mặt
Động cơ RD-33MK có tính tin cậy cao, mức tiêu hao nhiên liệu thấp và lực đẩy lớn, lực đẩy mỗi động cơ là 9000kg, sau khi gia lực (đốt sau) là 11.000kg. Động cơ này có ưu điểm là gần như không tỏa khói, hệ thống vỏ bọc động cơ được chế tạo bằng vật liệu đặc biệt và bao phủ một loại sơn hấp thụ radar, che chắn hồng ngoại và quang học hiện đại,
MiG-35 áp dụng công nghệ kiểm soát bay điện tử số hóa hoàn toàn mới Fly-by-wire. Đây là hệ thống điều khiển bay thông minh, bao gồm hệ máy tính với các thuật toán phức tạp. Nó tiếp nhận động thái bay của phi công, tính toán, lập lệnh và điều khiển các cơ cấu khí động học, bảo đảm cho máy bay hoạt động linh hoạt, tính điều khiển ổn định ở mọi tốc độ.
Fly-by-wire tác động và kiểm soát đến bề mặt điều khiển bay, hệ thống trong buồng lái, các đường kết nối, điều khiển hướng bay, động cơ và hướng luồng phụt, tạo ra tính siêu cơ động cho máy bay theo ý định tác chiến của của phi công. Ngoài ra, nhờ có Fly-by-wire mà máy bay không bị thất tốc, tắt máy đột ngột hay cơ động quá giới hạn. Các máy bay không sử dụng hệ thống Fly-by-wire trước kia không thể làm được những điều này.
MiG-35 được trang bị những vũ khí cực "khủng"
MiG-35 được lắp đặt radar mảng pha điện tử Zhuk AE Phazotron N-109, hoạt động ở dải tần X-band, cự li sục sạo trên không tối đa có thể lên tới hơn 200km, dưới mặt đất là 60km, có khả năng đồng thời theo dõi 30 mục tiêu và điều khiển hệ thống vũ khí tấn công 6 mục tiêu cũng một lúc.
Radar mảng pha điện tử Zhuk AE Phazotron N-109 còn phối hợp với thiết bị định vị quang học - điện tử OLS, hoạt động theo cơ chế thu nhận hình ảnh và đưa ra phân tích, có khả năng phát hiện máy bay tàng hình nhờ vào cảm biến hồng ngoại và hình ảnh mạnh mẽ. Điều này là ưu thế rất lớn trong tác chiến đối không với những loại máy bay hiện đại của địch.
Hiện nay, thế hệ tiêm kích đánh chặn MiG-21 của không quân nhân dân Việt Nam đều đã kinh qua nửa thế kỷ chiến đấu. Nó đã lập được những chiến công chấn động thế giới nhưng hiện đã bước vào giai đoạn lão hóa, truyền thống lẫy lừng của tiêm kích đánh chặn Việt Nam đang cần có lực lượng kế tục.
Hiện Việt Nam đã có những loại máy bay hiện đại như Su-27, Su-30, tuy là tiêm kích đa năng nhưng các loại máy bay này chủ yếu thiên về đối hải hoặc đối đất, vì vậy yêu cầu cấp bách là không quân Việt Nam cần phải có một loại tiêm kích đánh chặn đủ khả năng đánh bại sự xâm phạm không phận của các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3, thứ 4, thậm chí là thứ 5 trên thế giới.
Hiện nay, một số loại tiêm kích có khả năng không chiến tốt bao gồm MiG-29, MiG-35, JAS-39 Gripen của Thụy Điển, Rafale của Pháp và Typhoon của châu Âu. Trong số này, xét về tiêu chí tuyển chọn hàng đầu là khả năng không chiến, có thể khẳng định không có loại máy bay nào vượt qua được MiG-35.
Hơn nữa xét về tính năng tổng quan, giá cả và độ thành thạo về kỹ thuật thì MiG-35 và MiG-29 càng chiếm ưu thế vì không quân Việt Nam đã từng sử dụng rất nhiều loại máy bay của Mikoian. Điều này rất thuận lợi cho công tác huấn luyện phi công, nhân viên kỹ thuật và phát triển chiến thuật tác chiến kế thừa từ các máy bay MiG thế hệ tiền nhiệm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?