Ngày ấy tôi đang học năm 3 một trường đại học thì gặp và yêu anh. 2 năm đầu tôi đều đạt học bổng nhưng bước chân vào yêu thì thời gian tôi dành cho học hành ít dần.
![]() |
Mệt mỏi, nhục nhã vì lấy chồng quá vội (ảnh minh họa) |
Anh là một chàng trai con nhà giàu, biết cách tiêu tiền. Để chứng tỏ tình yêu, chúng tôi đã “ăn cơm trước kẻng”. Tôi cứ nghĩ “trao thân” là điều kiện để hai đứa yêu nhau hơn, có trách nhiệm và gắn bó với nhau hơn. Nhưng thực tế, sau đó anh hời hợt dần.
Vì chán chuyện tình cảm và cố giữ chân anh nên tôi càng lơ chuyện lên giảng đường hơn, thi cử lẹt đẹt, phải học lại nhiều môn. Cũng may tôi còn lấy được bằng đại học đúng hạn, còn anh lại ra sau một năm.
Anh vừa ra trường, tôi tạo sức ép để anh phải cưới. Tôi nghĩ rằng sẽ không có người đàn ông nào chấp nhận vợ mình “thất trinh”. Mà tôi đã trao hết cho anh nên phải làm vợ anh dù bất cứ lý do gì. Với lại, điều kiện cần cho một đám cưới đối với tôi chỉ đơn giản yêu nhau là đủ.
Thế là dù cả hai còn chưa có việc làm ổn định nhưng tôi vẫn muốn cưới với suy nghĩ sướng khổ thì cùng chịu. Cưới nhau về thì anh khác hẳn, trở nên gia trưởng và áp đặt, khác hẳn anh chàng ga lăng, tâm lý mà tôi từng biết. Tôi tìm việc khắp nơi, còn anh thì vẫn ăn không ngồi rồi. Anh bảo: “Công tử như anh việc gì phải bươn trải kiếm tiền?”.
Mãi sau tôi cũng mới kiếm được một công việc tàm tạm ở công ty tư nhân nhưng bấp bênh, thu nhập không ổn định. Từ đó, tiền chi tiêu của hai vợ chồng đều nhìn vào đồng lương ít ỏi của tôi. Bao lần tôi bảo anh nộp hồ sơ xin việc thì anh gạt đi. Tôi đi làm về muộn, anh khó chịu và nói tôi mờ ám.
Chỉ vì công việc của hai vợ chồng chẳng đâu vào đâu nên mẹ chồng tôi rất hay chì chiết. Bà bảo: “Chúng mày toàn một lũ ăn hại”. Chồng tôi cứ tỉnh bơ khi nghe mẹ mắng. Còn tôi thì khóc rấm rức suốt. Anh chẳng an ủi thì thôi, lại còn vào hùa: “Chỉ tại cô mà tôi ra nông nổi này. Ai bảo cô đòi cưới sớm làm gì?”.
Anh còn không cho tôi dùng điện thoại di động nữa. Bản chất cộc cằn, thô lỗ của anh ngày càng bộc lộ rõ hơn khi thiếu tiền. Đến khi sinh con đầu lòng, vốn liếng của hai vợ chồng chỉ là con số không. Thế là bố mẹ hai bên phải chu cấp tiền bạc để tôi nuôi con.
Những ngày tôi “ở cữ”, mọi chi tiêu, tôi đều phải nhận chủ yếu từ nhà chồng nên rất nhục nhã. Ngồi vào mâm cơm, tôi không sao nuốt nổi khi mẹ chồng đánh tiếng: “Giờ ra chợ cái gì cũng đắt đỏ, cái nhà này thật kỳ, người làm thì ít, người ăn thì nhiều”.
Bị mẹ chồng căn vặn từng ly từng tý nên tôi thấy mình thật khổ sở. Tôi chỉ mong sao con lớn thật nhanh để đi làm trở lại. Tiền ăn tiêu của hai vợ chồng đã chật vật, giờ thêm đứa con nên tôi thấy mệt mỏi vô cùng, lúc nào cũng phải gồng mình lên. Có lẽ đó là cái kết cho sự nông nổi, vội vàng mặc áo cưới của tôi khi chưa có sự chuẩn bị cả “điều kiện cần” và “điều kiện đủ”?
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Từ xưa đến nay, lý do đàn ông bỏ rơi phụ nữ chỉ gói gọn trong một chữ, ít có ngoại lệ
-
Trong hôn nhân, phụ nữ thiển cận chỉ quan tâm đến tiền bạc, còn phụ nữ nhìn xa trông rộng quan tâm đến 3 điều này
-
Con dâu sợ nhất lấy phải nhà chồng kiểu gì? Không phải nghèo khó, 3 kiểu gia đình này mới thực sự là 'ác mộng'
-
Phụ nữ có hai thời điểm bộc phát 'nhu cầu' mạnh nhất, đàn ông tinh tế nhất định phải biết




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển