Sự bất cẩn của người mẹ đã khiến cho cả gia đình rơi vào nguy hiểm, đặc biệt cháu bé 18 tháng tuổi đã mất đi sinh mạng.
![]() |
|
Ngày 25/1, Bệnh viện HNĐK Nghệ An đang cấp cứu 4 nạn nhân trong 1 gia đình bị ngộ độc khí carbon monoxide (CO) trong tình trạng nguy kịch do đốt than sưởi trong phòng kín, còn 1 cháu bé 18 tháng tuổi đã tử vong
5 nạn nhân trong vụ ngộ độc than trú tại thị trấn Nam Đàn (huyện Nam Đàn) là các thành viên trong một gia đình, gồm chị Nguyễn Thị Nga (20 tuổi), bà Nguyễn Thị Tiến (40 tuổi, mẹ ruột chị Nga), chị Đậu Thị Hạnh (17 tuổi, em chồng chị Nga) và 2 cháu bé: bé gái 18 tháng tuổi và bé trai 1 ngày tuổi con chị Nga.
Sự việc xảy ra vào tối 21/1, do chị Nguyễn Thị Nga vừa sinh con thứ 2 được 1 ngày tuổi, thời tiết chuyển mùa lạnh nên bà ngoại đốt than củi để xông cho sản phụ cũng như sưởi ấm cả nhà. Trong diện tích phòng kín khoảng 15 m2, lò than âm ỉ cháy suốt đêm, liên tục sản sinh khí CO đã khiến cả 5 thành viên ngủ trong phòng bị nhiễm độc, mê man, bất tỉnh.
Người mẹ đang được điều trị tại bệnh viện
5h30 phút sáng 22/12, khi người nhà mở cửa phòng, phát hiện bà Tiến và em Hạnh đã rơi vào tình trạng khó thở, sùi bọt mép, cháu bé 18 tháng tuổi tím tái, nguy kịch, ngay lập tức, các bệnh nhân được chuyển đi cấp cứu.
Tuy nhiên, khi bé gái 18 tháng tuổi được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi, tình trạng bé đã rơi vào mức nguy hiểm tính mạng, không thể cứu chữa. 2 bệnh nhân lớn tuổi được chuyển vào cấp cứu tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An.
Đến 8 giờ cùng ngày, tại gia đình, sản phụ Nguyễn Thị Nga xuất hiện tình trạng ngày càng khó thở, tụt huyết áp. Ngay lập tức, chuyến xe cấp cứu thứ 2 vận chuyển bệnh nhân cùng con trai 1 ngày tuổi nhập viện cấp cứu cũng với triệu chứng do ngộ độc khí CO. Những bệnh nhân lớn tuổi được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực chống độc, bé trai 1 ngày tuổi được chuyển theo dõi toàn trạng tại tổ Sơ sinh, khoa Sản bệnh viện.
Cháu bé 1 ngày tuổi được chăm sóc đặc biệt
“Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da niêm mạc tái, kém hồng, rối loạn ý thức, gọi hỏi không đáp ứng chính xác. Xét nghiệm khí máu cho thấy, các bệnh nhân đều có chỉ số Oxy trong máu thấp, nồng độ CO cao. Chúng tôi khẩn trương hỗ trợ hô hấp , cho bệnh nhân thở Oxy cao áp, truyền dịch. Đến hôm nay, sau 3 ngày điều trị nhập viện điều trị, được các y bác sỹ nỗ lực cứu chữa, cả 4 bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện HNĐK Nghệ An sức khỏe tiến triển tốt hơn. Riêng bệnh nhân Nga cần theo dõi thêm tình trạng sức khỏe tại khoa Sản do vừa sinh con”, Bác sỹ Phạm Xuân Kính, khoa Hồi sức tích cực chống độc cho hay.
Trước đó, ngày 10/12/2015 cũng đã xảy ra vụ việc thương tâm khiến một cháu bé tử vong, cha mẹ nguy kịch cũng do đốt than sưởi ấm trong những ngày giá rét.
Bà Trần Thị Kim Thanh, cán bộ chuyên trách Dân số - Gia đình và Trẻ em xã Điện Quang cho biết, tối 8/12, do thời tiết chuyển mùa lạnh nên 2 vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng (20 tuổi, thôn Thạnh Mỹ) và Lê Thị Thúy Kiều (19 tuổi) đốt lò than đặt dưới gầm giường sưởi ấm cho con là Nguyễn Văn Huy (1 tuổi).
Đến trưa ngày 9/10, khi bà Nguyễn Thị Hoa (mẹ anh Hùng) đi làm về thấy cửa phòng con trai và con dâu vẫn đóng kín mít nên đã gõ cửa gọi nhưng không ai trả lời.
Nghi có chuyện chẳng lành, bà Hoa nhờ người phá cửa phòng vào bên trong thì phát hiện thấy 2 vợ chồng con trai cùng cháu nội nằm bất động trên giường. Trong phòng khói than vẫn còn bốc nghi ngút và các cửa đều đóng kín.
Ngay sau đó, bà Hoa kêu gọi bà con hàng xóm đưa các nạn nhân đi cấp cứu tại trạm y tế xã Điện Quang trong tình trạng ngất lịm, hơi thở yếu ớt. Còn cháu Huy đã tử vong trước đó.
Vì vậy các bác sỹ khuyến cáo: “Bước vào những ngày giá rét, người dân cần đặc biệt phải thận trọng với các thiết bị sưởi ấm bằng than tổ ong, than củi. Than cháy trong điều kiện thiếu không khí sẽ tạo ra một loại khí cực độc là carbon monoxide (CO), rất nguy hiểm, thậm chí làm cả nhà tử vong. Nạn nhân khi hít phải khí này nặng thì bị tử vong, nhẹ hơn thì để lại di chứng thần kinh - tâm thần.
Khi người nhà phát hiện ra nạn nhân bị nhiễm độc khí CO do sưởi ấm bằng than, củi cần khẩn trương làm những việc theo trình tự như sau: nhanh chóng mở rộng cửa, làm thoáng khí, đưa bệnh nhân ra khỏi nơi nhiễm độc càng nhanh càng tốt. Nếu bệnh nhân thở yếu hoặc ngừng thở, phải tiến hành ngay việc thổi ngạt bằng hô hấp nhân tạo miệng - miệng hay miệng - mũi. Nếu nạn nhân không còn tỉnh thì đặt bệnh nhân nằm nghiêng ở tư thế an toàn rồi vừa hà hơi thổi ngạt, vừa nhanh chóng chuyển đến bệnh viện.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'