Bà bảo nhà chật nên đi vệ sinh mà cứ "tò tò, re re" như thế là thiếu tế nhị, thiếu ý thức nhất là lúc có khách tới chơi.
Kiểu gì bà cũng soi ra cái không hoàn hảo để mà rỉa rói chì chiết. Không chỉ nói một lần, chuyện gì bà cũng nói đi nói lại đến cả chục lần không chán. (Ảnh minh họa). |
Chuyện mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu là chuyện muôn thuở xưa nay không phải tôi không hiểu. Nhưng tôi cứ nghĩ đơn giản mình sống tốt bụng chẳng ác với ai thì cũng chẳng ai thù ghét được mình. Người dưng nước lã còn thế được huống chi là mẹ chồng, cũng là một tiếng mẹ. Lý thuyết đầy mình, "tài liệu tham khảo" từ thực tế bạn bè đầy đủ ấy thế mà bước về nhà chồng tôi cứ ngỡ mình bước ra từ thế giới khác.
Ngày tôi được rước về nhà anh, mẹ chồng tôi đích thân chỉ đạo mọi người trang trí phòng cưới cho hai đứa. Bà cho treo một bức thư pháp chữ "Nhẫn" chình ình phía trên bàn gương trang điểm, nó đủ lớn để đập vào mắt tôi ngay bước chân đầu tiên vào phòng. Cho đến sau này tôi mới hiểu đó là thông điệp ngầm mà bà dành cho tôi: "Hàng ngày phải soi gương để thấy mình không hoàn hảo và phải sống với một chữ nhẫn dù có chuyện gì xảy ra".
Phải thừa nhận mẹ chồng tôi là người tốt bụng, thế nhưng không hiểu do tính của người già hay do thành kiến mẹ chồng với con dâu là chuyện thường tình xưa nay mà bà rất nghiêm khắc với tôi. Chuyện gì bà cũng có thể soi mói, từ miếng ăn cái mặc, đến các mối quan hệ xã hội. Kiểu gì bà cũng soi ra cái không hoàn hảo để mà rỉa rói chì chiết. Không chỉ nói một lần, chuyện gì bà cũng nói đi nói lại đến cả chục lần không chán.
Tôi còn nhớ buổi đầu về làm dâu, vì không biết mẹ chồng có thói quen để dành nước chấm thừa nên lúc dọn mâm tôi trót đổ đi. Vậy mà bữa ăn nào bà cũng nói tôi là hoang phí "nước mắm ấy là loại đắt tiền, một ít con đổ đi cũng phải mấy nghìn thế mà con không biết tiếc". Rồi bóng gió mẹ đẻ không biết dạy con gái tính tiết kiệm, về nhà chồng mà hoang phí thế sẽ được dạy dỗ lại tử tế.
Cứ thế, không ngày nào là tôi không phải nuốt cục tức to đùng. Chưa "tiêu hóa" hết cục này thì cục khác lại mắc ngang cổ họng. Tôi luôn có cảm giác bà tìm mọi cách để gây khó khăn cho tôi. Lấy chồng đã gần một năm nhưng số lần về thăm nhà mẹ đẻ của tôi đếm trên đầu ngón tay dù nhà mẹ tôi chỉ cách đó vài km. Bởi mẹ chồng tôi luôn tìm mọi lý do để ngăn cản, biết bà không thích tôi cũng đã cố gắng để chiều theo ý bà.
Thế nhưng dường như bà chẳng bao giờ chịu hiểu cho những cố gắng ấy của tôi mà ngày càng quá quắt. Dịp lễ vừa rồi lúc hai vợ chồng dắt xe để về ngoại, trước đó đã xin phép bà nhưng không thấy bà nói gì cũng chẳng gạt phắt như mọi khi, hai vợ chồng lại cứ nghĩ bà im lặng tức là đồng ý. Thế mà chuẩn bị đồ xong vừa dắt xe ra tới cửa, vào nhà chào bà thì bà bảo "đi đâu nữa mà đi, ở nhà thịt gà cho mẹ tí có cô chú đến chơi ăn cơm".
Thật tình chưa bao giờ tôi lại điên tiết lên như hôm ấy, máu nóng dồn hết lên đầu lên mặt. Ấy thế mà chỉ mấy câu an ủi của chồng, tôi lại cố mà nén xuống. Miệng lẩm bẩm câu thần chú quen thuộc "Nhẫn, nhẫn và nhẫn. Nhẫn này là nhẫn nhịn không phải nhẫn nhục". Cái chữ "Nhẫn" mẹ chồng dạy tôi nó khiến tôi hàng ngày hàng giờ ăn không ngon ngủ không yên. Bởi lúc nào suy nghĩ về mẹ chồng cùng với sự nhẫn nhịn ấy cũng bám riết tâm trí. Khiến tôi nhiều lúc như kẻ thần kinh không bình thường. Chồng tôi còn bảo "hay là em say nắng với ai mà thấy em nhiều lúc cứ đăm chiêu". Không lẽ tôi lại xổ toẹt với anh rằng "tôi say nắng mẹ anh đấy".
Giá mà chồng tôi được tâm lý như chồng người ta, chịu thấu hiểu cho nỗi khổ của vợ. Đằng này nhiều lần nói chuyện ra ở riêng anh đều gạt phắt đi và bảo "ở đây sau mẹ còn chăm lo con cái giùm, sướng mà không biết đường. Dốt".
Thì cứ cho là tôi dốt nhưng còn hơn cứ phải sống mà phải nhịn kiểu này. Với cái tình trạng quá quắt ngày càng "leo thang" của mẹ chồng, tôi không biết quả bom ấm ức trong tôi nổ tung khi nào. Gần đây bà còn ra một "điều luật" rất mới đó là cấm con dâu đi vệ sinh được phát ra tiếng. Bà bảo nhà chật nên đi vệ sinh mà cứ "tò tò, re re" như thế là thiếu tế nhị, thiếu ý thức nhất là lúc có khách tới chơi. Tôi thành kẻ mắc "hội chứng sợ tiếng ồn" khi đi vệ sinh bởi cứ liên tục phải "bình tĩnh, từ từ... hãm... hãm".
Nhưng khổ một nỗi như trên đã nói, ngoài những tính xấu ấy thì mẹ chồng tôi cũng có tính tốt riêng. Như việc bà cho tôi tiền vốn để làm ăn rồi giúp tôi những việc nhỏ nhặt như giặt quần áo... Chính vì thế tôi không muốn làm mất hòa khí và tình cảm gia đình. Nhìn người ta mẹ chồng con dâu chung sống hòa thuận mà tôi thấy thèm. Chẳng biết họ có bí quyết gì mà tôi không biết?
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%