Lý Sơn, hòn đảo xinh đẹp của tỉnh Quảng Ngãi, nơi thu hút đông khách du lịch tham quan, thưởng ngoạn đang kêu cứu vì rác thải sau cơn bão số 11.
Rác thải được đổ thành núi tại cầu cảng thôn Đông xã An Hải |
Tại tuyến kè chắn sóng phía đông nam đảo, từng núi rác do người dân trên đảo đổ xả suốt dọc tuyến bờ biển có chiều dài gần 10 km. Quanh đảo toàn mùi xú uế của đủ loại rác thải bốc lên nồng nặc bao trùm nhiều khu vực nơi đông dân cư sinh sống.
Ông Võ Xuân Muộn (75 tuổi), ở thôn Đông xã An Vĩnh, bức xúc: bão vừa qua đi rác lại về, khu dân cư nơi gia đình ông sinh sống có trên 300 hộ những ngày này toàn bộ rác thải và cây cối đổ gãy được người dân thu dọn rồi mang ra biển đổ, che lấp cả tuyến kè chắn sóng. Gặp con nước cạn, không có thủy triều nên rác không bị sóng biển cuốn trôi mà tấp lên đảo nên bốc mùi khó chịu.
“Từ hôm bão tan, đội thu gom xử lý rác thải không hoạt động nên toàn bộ rác được người dân trong xóm tấp ra biển cao như núi, bốc mùi nồng nặc, nhiều hôm gia đình chúng tôi và các hộ sống dọc tuyến kè phải đóng cửa vì mùi hôi của đủ thứ rác tấn công” - ông Muộn nói.
Còn tại khu vực xóm Cồn, thôn Tây xã An Vĩnh, trên 100 hộ dân với gần 1.000 nhân khẩu đang sinh sống ở đây cũng “sống dở chết dở” vì mùi hôi thối của rác, toàn bộ tuyến kè có chiều dài gần 1 km đều tràn ngập rác thải. Bà Đặng Thị Hoa, một người dân có nhà sát tuyến kè than thở: bao nhiêu rác thải, cây cối đổ gãy sau bão đều được người dân tập trung mang ra đây đổ xả, chúng tôi ngăn cản thì bị họ phản ứng, đe dọa sẽ mang đổ vào nhà nên đành cam chịu.
“Đội thu gom rác không hoạt động nên mọi người mang ra đây đổ cũng là lẽ đương nhiên, chúng tôi đề nghị đội thu gom xử lý rác sớm làm việc để sớm cải thiện tình trạng ô nhiễm như hiện nay” - bà Hoa bộc bạch.
Rác đổ xả che lấp cả tuyến kè gây ô nhiêm môi trường ven đảo
Theo ghi nhận của phóng viên, trung bình mỗi ngày có trên 30 tấn rác sinh hoạt của người dân trên đảo được đổ bừa bãi ra tuyến kè chắn sóng, đó là chưa kể cây cối, đất đá chất thành núi, che lấp cả tuyến kè và kín đặc vùng nước biển ven đảo, gây ô nhiễm môi trường và bức xúc cho hàng trăm hộ dân sống ven tuyến bờ biển.
Ông Trần Bút, Chủ tịch UBND xã An Vĩnh, cho biết đội thu gom rác của xã chỉ có vài người, diện tích bãi chứa thì có hạn nhưng sau bão ngoài rác thải sinh hoạt của người dân thì lượng cây cối đổ ngã rất nhiều, trong khi đường vào bãi chứa rác của xã lại bị hư hỏng nặng chưa thể khắc phục nên chúng tôi đã cho đội thu gom rác thải tạm nghỉ vài ngày để người dân tự giải phóng lượng rác ra biển. Vài ngày tới sẽ cho đội thu gom xử lý rác hoạt động trở lại để xử lý tình trạng ô nhiễm trên đảo.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?