ThS Lê Thế Tuấn - Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phương - cho rằng, đây chỉ là hiện tượng đột biến gen di truyền.
|
Qua các bức ảnh, ThS Lê Thế Tuấn cho rằng, đây chỉ là hiện tượng đột biến gen di truyền. Có thể phân biệt động vật bị đột biến gen di truyền với đột biến gen do nhiễm độc ngoại quan như thức ăn, cách nuôi hay môi trồng...
Theo ThS Lê Thế Tuấn, hình thù lợn theo như trên ảnh chụp được hoàn toàn không phải là hình thù của loài voi mặc dù có một số điểm hơi giống là tai to, vòi dài hơn so với thông thường. Còn các yếu tố khác như thân, móng chân đều vẫn giữ nguyên là móng của lợn. Đây là hiện tượng hiếm gặp ở Việt Nam nhưng không khó để xác định nguyên nhân.
Cùng đó, ThS Lê Thế Tuấn đã giới thiệu phóng viên gặp một cán bộ thuộc Trung tâm. Ông này cho rằng, không cần đưa tên mình vì... vấn đề đơn giản. Nhưng có thể phân tích ở phương diện khoa học để người dân có cái nhìn khách quan, tránh hoang mang như sau:
Đây là hiện tượng đột biến gen di truyền, hoàn toàn không hiếm gặp trên thế giới hay nước ta. Trước đây ở Trung Quốc đã có con lợn hai đầu, hay lợn 5 chân 7 móng...
Chú lợn có hình voi ở TP. HCM
Nguyên nhân do trong quá trình trao đổi các đoạn nhiễm sắc thể giữa con đực và con cái có thể có sai sót. Vấn đề này vẫn diễn ra ở các loài, thậm chí là người. Tỉ lệ được xác định có thể lên đến 1 phần triệu. “Đây là hiện tượng đột biến gen, không phải là loài heo vòi quý như một số người đồn thổi”.
Việc một số ý kiến cho rằng, hiện tượng đột biến này diễn ra có thể do thức ăn hay môi trường chứa độc tố, các chuyên gia nhấn mạnh hoàn toàn không phải. Đột biến do tác nhân ngoại cảnh như nhiễm độc thường xảy ra các sai sót. Thể hiện khi lợn hay gia cầm sinh ra đã có hiện tượng quái thai, thiếu một số bộ phận. Thậm chí, thai không thể sinh ra, sinh non, sinh ra đã chết. Trong khi đó, đột biến gen di truyền thì gia cầm vẫn đẻ con nhưng có sự thay đổi so với bình thường. Đây là yếu tố không đáng quan ngại.
“Hiện tượng biến đổi gen di truyền ở Việt Nam chắc chắn đã diễn ra. Tuy nhiên vì một số quan niệm như sợ tiếng xấu trong chăn nuôi như không bán được sản phẩm hay bán ra nhưng không ai dám ăn... nên người dân không công bố. Thậm chí có người thấy có hiện tượng này đã đưa chôn luôn để khỏi ai nhìn thấy vì nghĩ đó là điềm đen. Thực chất câu chuyện này hoàn toàn bình thường, không có tính tâm linh gì trong đó” - Các chuyên gia khẳng định.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?