Từ 1/2/2013, lương tối thiểu trong khối DN sẽ từ 1.650.000 đồng/tháng (vùng 4) tới 2.350.000 đồng/tháng (vùng 1).
Mức tăng cao nhất là ở vùng 1 (350.000 đồng), thấp nhất là vùng 4 (250.000 đồng) |
Đó là điểm nổi bật trong Nghị định 103/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động mà Chính phủ vừa ban hành, thay thế Nghị định 70/2011/NĐ-CP.
Theo đó, Nghị định quy định cụ thể: vùng 1 từ 2.000.000 đồng/tháng tăng lên 2.350.000 đồng/tháng; vùng 2 từ 1.780.000 đồng tăng/tháng lên 2.100.000 đồng/tháng; vùng 3 từ 1.550.000 đồng/tháng tăng lên 1.800.000 đồng/tháng, vùng 4 từ 1.400.000 đồng/tháng tăng lên 1.650.000 đồng/tháng.
Trong đó vùng 1 là lao động thuộc khu vực nội thành các TP trực thuộc TƯ như Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng…, vùng 4 là lao động thuộc các tỉnh vùng núi, vùng sâu, xa.
Ông Hoàng Minh Hào, Vụ phó Vụ Lao động Tiền lương (Bộ LĐTBXH) khẳng định, mức lương tối thiểu vùng được tính toán trên cơ sở rổ hàng hóa và sức mua từng vùng, và là cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận tiền lương bảo đảm mức tiền lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Với những lao động có nghề, Nghị định này cũng quy định rõ mức tiền lương thấp nhất trả cho người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng và phải tăng theo thâm niên.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Viện Công nhân và công đoàn (Liên đoàn lao động VN) thì mức tăng lương tối thiểu mới vẫn thấp hơn mức lương thực trả hiện nay. Ông Đặng Quang Điều, Viện trưởng cho biết, năm 2012, Viện cũng tiến hành cuộc khảo sát về lương có quy mô lớn tại 60 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, đại diện cho 4 vùng lương trong cả nước, và thực hiện 2.000 phiếu hỏi đối với người lao động (chủ yếu là đối tượng sản xuất).
Kết quả khảo sát cho thấy, mức lương cơ bản trung bình của người lao động là 2.430.000 đồng/tháng, trong đó vùng 1 là 2.770.000 đồng (bằng 139% mức lương tối thiểu). Xét về tổng thu nhập hằng tháng, khối doanh nghiệp Nhà nước đạt cao nhất với 4,5 triệu đồng/tháng, khối FDI là hơn 3,7 triệu đồng/tháng, dân doanh là 3,48 triệu đồng/tháng.
“Một số doanh nghiệp vẫn trả mức lương bằng lương tối thiểu, phần cao hơn là phụ cấp…; trong trường hợp quá khó khăn, không thể tăng thu nhập, doanh nghiệp có thể lách bằng cách tăng lương tối thiểu theo quy định nhưng giảm phụ cấp” - ông Điều nói.
- Đấu giá biển số vừa diễn ra, đắt nhất ở tỉnh thành nào?
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước