Rau mùi chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thực vật và các chất chống oxy hóa cao.
|
Lá và hạt rau mùi có chứa hàm lượng tinh dầu quan trọng chống nhiễm khuẩn, giảm đau, kích thích ham muốn, cải thiện hệ tiêu hóa, thuốc trị nấm và là một chất kích thích tự nhiên. Vì thế, rau mùi được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền.
Ngoài ra, rau mùi cũng chứa nguồn vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, kali, sắt, mangan và natri.
Kháng sinh
Một hợp chất kháng sinh có tên dodecenal được tìm thấy trong rau mùi đã được chứng minh là có hiệu quả gấp đôi những loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong việc tiêu diệt các vi khuẩn gây hại trong thực phẩm như salmonella.
Chống ung thư
Các chất chống oxy hóa trong rau mùi bao gồm beta carotene, vitamin C, vitamin E, ferulic, axit caffeic, kaempferol và quercetin được chứng minh là những chất chống oxy hóa có tác dụng làm giảm nguy cơ mất cân bằng oxy hóa trong các tế bào - nguyên nhân gây bệnh ung thư.
Đặc tính chống khuẩn
Rau mùi có chứa tinh dầu dễ bay hơi có tính chất kháng khuẩn. Vì thế rau mùi là loại thảo dược được sử dụng trong việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do nấm, vi khuẩn hoặc nấm men.
Đặc tính chống viêm
Hàm lượng axit béo omega - 3 và omega - 6 được tìm thấy trong rau mùi khá cáo. Axit béo omega - 3 giống như tòa nhà cao tầng được xây dựng để bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh viêm và ngoài ra còn nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Kiểm soát lượng đường trong máu
Một nghiên cứu được tiến hành trên một con chuột đã khẳng định rằng rau mùi có khả năng chống lại bệnh tiểu đường và kiểm soát lượng đường trong máu. Rau mùi có khả năng kích thích cơ thể tiết ra insulin giúp làm giảm lượng đường trong máu. Sử dụng nước ép rau mùi thường xuyên sẽ đạt được hiệu quả bất ngờ.
Xương khỏe mạnh
Canxi là một dưỡng chất thiết yếu và quan trọng cho quá trình hình thành và duy trì xương khỏe mạnh. Rau mùi được xem là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời, vì thế rau mùi có nhiều lợi ích trong việc duy trị xương khỏe mạnh.
Có khả năng giảm hàm lượng cholesterol
Việc tiêu thụ rau mùi hàng ngày có thể làm giảm được số lượng lớn các tế bào bị hư hỏng trong màng tế bào. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng rau mùi còn có khả năng làm giảm lượng cholesterol xấu và làm tăng những cholesterol có lợi cho cơ thể.
Sáng mắt
Với hàm lượng các chất chống oxy hóa và hàm lượng beta - carotene cao, rau mùi được xem là thảo dược giúp bạn giảm các bệnh liên quan đến mắt và cải thiện thị lực tốt nhất. Không chỉ thế, rau mùi còn có công dụng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.
Loại bỏ kim loại nặng trong cơ thể
Rau mùi là một trong số ít những loại thảo dược được sử dụng để loại bỏ lượng kim loại nặng, khử độc thủy ngân, nhôm và những chất hại khác. Bạn chỉ cần trộn nước ép rau mùi với bột Chlorella (một loại tảo đơn bào) và sử dụng hàng ngày. Hỗn hợp nước uống này bạn có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Hàm lượng các chất chống oxy hóa, các chất dinh dưỡng thực vật cao, cộng thêm khoáng chất và vitamin có trong rau mùi giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Mất ngủ
Với hàm lượng các dưỡng chất từ thực vật và giá trị dinh dưỡng của rau mùi giúp cân bằng lại các hóa chất bên trong, có tác dụng làm dịu các dây thần kinh giúp bạn dễ ngủ hơn và ngủ sâu giấc hơn.
Sỏi thận
Rau mùi có tác dụng lợi tiểu và giải độc nên có tác dụng giúp giảm nguy cơ bị sỏi thận.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?