Năm nay, việc Bộ GD-ĐT không phát hành cuốn “Những điều cần về biết tuyển sinh” đã làm nảy sinh nhiều bất cập. Nhiều đơn vị nhân cơ hội này tổ chức in ấn, quảng cáo phát hành bán cuốn sách này rầm rộ về nhiều địa phương.
![]() |
|
Nhiều Sở GD-ĐT hiện nay nhận được nhiều lời mời mua cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012” của các đơn vị in ấn khác nhau với lời quảng cáo hấp dẫn trong đó dẫn ra tên của các lãnh đạo Bộ GD-ĐT, nhiều trường. Cụ thể, một tạp chí của Bộ GD-ĐT đã gửi thư ngỏ tới nhiều Sở GD-ĐT mời phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH, CĐ 2012” với lời giới thiệu, ấn phẩm được chủ trì về nội dung bởi các chuyên gia trong ngành giáo dục như PGS.TS Ngô Kim Khôi - cục trưởng Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, TS Quách Tuấn Ngọc - cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, TS Nguyễn Đức Nghĩa - phó giám đốc ĐH Quốc gia TP HCM... Theo đó, dự kiến sẽ có khoảng 200.000 cuốn được phát hành với giá bán 15.000 đồng một cuốn dày khoảng 120 trang. Và các đại lý nhận phát hành sách sẽ được chiết khấu 20% trên giá bìa.
Trao đổi với phóng viên, ông Đặng Tất Thắng, Phó phòng giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Nam Định cho biết: “Hiện nay có nhiều công ty mời chào mua cuốn sách này “loạn” cả lên. Chúng tôi cũng khó lựa chọn chứ chưa nói đến việc học sinh hoang mang bởi vì không biết cuốn nào chính xác. Cuốn cẩm nang này rất quan trọng với học sinh và cán bộ thu nhận hồ sơ ở các địa phương, nó mang tính chất pháp lý để học sinh căn cứ vào đó tìm hiểu trường học, ngành nghề mình yêu thích. Còn cán bộ thu nhận hồ sơ căn cứ vào đó để kiểm tra việc học sinh có ghi đúng hay không. Do vậy, chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT đứng ra đảm nhận việc này như trước đây cho chúng tôi yên tâm chứ các công ty làm chúng tôi lo rằng sẽ không chính xác”.

Cùng chung lo lắng, ông Trần Tuấn Dương, Phó phòng Giáo dục chuyên nghiệp Sở GD-ĐT Hưng Yên cho hay: “Chúng tôi đang rất lo vì thực tế việc tra mạng hiện nay để tìm kiếm thông tin không phải lúc nào cũng được. Việc quyết định lựa chọn thi trường nào, ngành nào, mã ngành như thế nào đòi hỏi phải có sự nghiền ngẫm. Nếu thí sinh ghi hồ sơ sai, cán bộ thu nhận hồ sơ cũng dễ bị sai và rất vất vả để sửa lại vì mỗi năm Sở GD-ĐT Hưng Yên thu nhận hơn 30.000 hồ sơ ĐKDT của thí sinh trong tỉnh”.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga khẳng định: “Năm 2012, Bộ chủ trương không có lãnh đạo nào của Bộ tham gia chủ trì, biên tập các ấn phẩm về thông tin tuyển sinh. Sự tham gia của một số người công tác tại Bộ chỉ với tư cách tác giả”.
Hiện nay, thông tin tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ đang được đăng tải ở trên các phương tiện thông tin đại chúng và trang web của các trường nhưng chưa được đầy đủ, nhiều trường đẩy thông tin lên còn quá nhạt nhòa, nhiều trường chưa công bố thông tin tuyển sinh 2012 làm nhiều thí sinh, phụ huynh khá mơ hồ về ngành học, khối thi của mình.


-
Ngành nghề siêu hot với mức lương lên tới 100 triệu đồng/tháng, Việt Nam đang 'khát' nhân lực
-
Ở Việt Nam có 3 nghề hái ra tiền dành riêng cho nhóm tính cách hiếm, kiếm 70 triệu đồng/tháng không khó
-
Ba đại học hàng đầu Việt Nam bắt tay hợp tác, sinh viên có thể nhận văn bằng của cả ba trường
-
Những cách nạp tiền điện thoại nhanh nhất hiện nay




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'