Theo một nghiên cứu được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (LHQ) công bố hôm thứ Ba (ngày 7/2), các loại virus kháng kháng sinh có thể tác động mạnh mẽ hơn do biến đổi khí hậu, tờ The Hill cho biết.
![]() |
|
Theo báo cáo này, các loại siêu vi khuẩn phát triển mạnh hơn khi khí hậu thay đổi. Trong quá trình nhiệt độ ấm hơn và sự gia tăng của các chất gây ô nhiễm, con người cũng ngày càng lạm dụng các loại thuốc chống virus và viêm nhiễm. Điều này phần nào khiến các gen kháng kháng sinh lan rộng. Thêm vào đó, việc môi trường không khí, nước và đất tiếp xúc với các vi sinh vật kháng thuốc cũng khiến các loại vi khuẩn tự nhiên trong môi trường bị kháng thuốc.
Báo cáo cũng cho biết, các loại ô nhiễm liên quan đến nước thải, đặc biệt là từ các bệnh viện, cũng như các loại nước thải từ sản xuất dược phẩm và nông nghiệp, đổ ra môi trường đã góp phần tạo nên các loài kháng thuốc trong tự nhiên.
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường góp phần gia tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh.
Ảnh: The Hill/Getty.
Các nguồn nước ô nhiễm, nơi trú ẩn lớn của các vi sinh vật kháng thuốc, cũng mang lại nhiều nguy cơ gây kháng kháng sinh cho cơ thể người nếu xảy ra tiếp xúc.
Hiện tại, nguy cơ kháng kháng sinh cũng ngày càng nghiêm trọng hơn khi ô nhiễm gia tăng còn nguồn lực để quản lý chất gây ô nhiễm lại bị giảm đi. Thêm vào đó, việc quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp về vấn đề kháng thuốc cũng chưa đạt được nhiều tín hiệu tích cực.
Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Sci Total Environ cũng cho thấy lũ lụt tại khu vực đô thị cũng làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh do đất đai bị thay đổi. Nguy cơ này có thể kéo dài đến 5 tháng sau bão và lũ đã tan.
Các nhà nghiên cứu viết: "Đã có đủ dữ liệu để tiến hành giảm thiểu các yếu tố tác động đến virus, vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là từ góc độ môi trường, trong đó có việc xử lý các nguồn ô nhiễm, giữ sạch bồn rửa và xử lý chất thải."
Báo cáo cũng kêu gọi cần triển khai các khung pháp lý mạnh mẽ hơn để giảm thiểu nguy cơ lây lan của các loại virus, vi khuẩn kháng kháng sinh. Đồng thời, cũng cần tăng cường quan tâm đến vấn đề môi trường trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc và các tiêu chuẩn quốc tế về biểu hiện của kháng thuốc.
Các nhà hoạch định chính sách cũng nên xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh nước chặt chẽ và rõ ràng hơn, các nhà nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc nêu trong báo cáo.
Nguồn: https://toquoc.vn/lhq-bien-doi-khi-hau-gia-tang-nguy-co-khang-khang-sinh-20230208151351839.htm..
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020


-
8 công việc kỳ lạ nhưng mang đến thu nhập hấp dẫn, không phải ai cũng làm được
-
Top những sân bay tốt nhất thế giới trong năm 2023
-
Lũ lụt và hạn hán toàn cầu đang trở nên tồi tệ hơn bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu
-
Đất nước có phụ nữ đẹp như hoa hậu nhưng thiếu 'chồng' nhất thế giới, đàn ông có thể lấy 10 vợ




-
Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, người lao động được nghỉ mấy ngày?
-
Vì sao năm 2023 có 2 tháng 2 âm lịch? Muốn biết năm nào nhuận cứ lấy năm đó chia số này là rõ
-
Sốt xuất huyết tăng 2,3 lần, Bộ Y tế 'nhắc' các tỉnh, thành tích cực phòng chống
-
Bài học từ việc mang hộ hành lý cho người khác khi đi máy bay
-
Nhận biết sắp có mưa đá để phòng tránh
-
Liên tiếp có trẻ nhỏ nhập viện vì hóc dị vật đường thở, chuyên gia cảnh báo nguy hiểm
-
Độc tố botulinum chưa đến 0,1mg đã có thể gây tử vong, 5 cách phòng ngộ độc cần biết
-
Miền Bắc chuẩn bị đón đợt nắng nóng đầu tiên trong mùa hè năm nay