“Năm nay, vào đêm 14 tháng giêng, nhà đền chỉ đóng những lá ấn đầu tiên để cúng tại các đền, còn khách thập phương được phát ấn từ 7h ngày 15 tháng giêng đến hết tháng giêng.
|
Ban tổ chức sẽ có những điểm phát ấn phù hợp để tránh cảnh chen chúc...” - bà Cao Thị Tính - Phó Chủ tịch UBND TP.Nam Định - khẳng định tại họp báo chiều 17.1 về lễ hội khai ấn đền Trần xuân Nhâm Thìn - 2012.
Phát ấn trong nửa tháng
Tại buổi họp báo, ông Nguyễn Xuân Hoạt - Trưởng ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp - cho biết: Kế hoạch tổ chức năm nay căn cứ vào đề án tổ chức lễ hội đền Trần Nam Định do Viện Văn hóa nghệ thuật VN phối hợp với Sở VHTTDL tỉnh Nam Định, UBND TP.Nam Định xây dựng.
Cảnh khách thập phương chen chúc lấy ấn của lễ hội khai ấn xuân Tân Mão - 2011 sẽ được xoá sổ?
Theo kế hoạch, trong ngày 14 tháng giêng: Từ 7h đến 20h30, khách thập phương vào lễ đầu năm tại đền; từ 21h40 đến 22h10 tổ chức lễ dâng hương do UBND TP chủ trì; từ 22h10 đến 23h tổ chức nghi lễ rước kiệu ấn do Hội Người cao tuổi, Mặt trận tổ quốc và đại diện nhân dân phường Lộc Vượng thực hiện.
Từ 23h đến 23h30, nhà đền thực hiện nghi lễ khai ấn và mời đại diện nhân dân chứng kiến lễ khai ấn tại nội cung đền Thiên Trường. Từ 23h30 trở đi, khách thập phương tiếp tục vào lễ. Việc phát ấn sẽ tiến hành từ 7h ngày 15 tháng giêng cho đến hết tháng giêng tại 3 nhà giải vũ và phía trước nhà trưng bày truyền thống đền Trùng Hoa do Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi phường Lộc Vượng thực hiện.
Trả lời câu hỏi của giới báo chí, tại sao Bộ VHTTDL đã thống nhất lễ hội chỉ do nhà đền tổ chức, tại sao UBND thành phố còn chủ trì, bà Cao Thị Tính cho biết, thành phố chỉ giữ vai trò phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng ban thành phố, đảm bảo an toàn cho lễ hội, còn việc tổ chức lễ khai ấn vẫn do nhà đền thực hiện theo nghi lễ truyền thống.
Ấn bằng giấy
Một điểm khác nữa tại lễ khai ấn năm nay chỉ được làm bằng giấy, trong khi những năm trước, ấn được làm bằng vải. Bà Tính cho biết sự thay đổi này là do từ xa xưa đã duy trì đóng dấu ấn bằng giấy.
Qua thực hiện hội thảo với Viện Văn hóa nghệ thuật và UBND thành phố thì đại đa số ý kiến cho rằng nên trở về với ấn truyền thống làm bằng giấy. Về số lượng ấn, bà Tính nói không thể ấn định bao nhiêu lá ấn mà sẽ phục vụ tối đa cho khách thập phương. Nếu đưa 10.000 đồng mà không được phát ấn thì khiếu nại ai?
Với câu hỏi trên, bà Tính cho rằng: Nhà đền không đặt vấn đề là phải có tiền thì mới có ấn. Đây là sự tùy tâm. Nếu trong trường hợp trên, khách thập phương có thể khiếu nại các cụ cao tuổi nhà đền, của phường Lộc Vượng. “Tất cả kinh phí thu được từ nhà đền đều được công khai và nộp về Kho bạc Nhà nước và có sự kiểm tra của Phòng Kế hoạch tài chính thành phố”- bà Tính cho biết.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%