Chỉ cần nửa tháng, với “phí lót tay” 70 triệu, người “chạy việc” đảm bảo là sẽ xin được một suất biên chế ngạch tư pháp tỉnh Nghệ An.
“Quý ông” lừa đảo, hứa chạy biên chế giá 70 triệu |
Câu chuyện hoang đường nhưng nhiều người đã trả giá vì cả tin.
Bỏ việc tư đi… chạy biên chế!
Thời gian qua, người dân tại Nghệ An xôn xao với thông tin có thể chạy vào biên chế với giá cả “phải chăng”. Do cả tin, nhiều người đã phải nhận “quả đắng”.
Theo chân anh M.Đ.N (25 tuổi, Anh Sơn, Nghệ An, phóng viên nhập cuộc “chạy” biên chế trong vai người nhà của cử nhân nhà quê, tha thiết cần một vị trí thuộc cơ quan nhà nước ở Nghệ An.
M.Đ.N tốt nghiệp khoa Xã hội học, ĐHKH Huế từ 2 năm trước, và kiếm được việc làm ở một trung tâm Khoa học xã hội ở TP. Huế.
N. làm việc đã được 1 năm, có lương thưởng nhưng khá hạn hẹp. Tìm hiểu thông tin từ người quen, N. biết được ở Diễn Hạnh, Diễn Châu (Nghệ An) có “mối” chạy biên chế khá dễ dàng nên cất công về quê chạy việc.
N. cho biết: “Hai người bạn đồng hương cùng lớp đại học của tôi đã chạy được vào biên chế, làm việc tại các văn phòng công chứng. Nhờ họ bắt mối, tôi được giới thiệu về gặp mặt để chạy việc, ban đầu được biết chi phí hết 70 triệu”.
Đến xóm 4 xã Diễn Hạnh, Diễn Châu hỏi nhà ông V.T.Đ rất nhiều người biết đến. Thông tin người dân cung cấp, ông Đ. vốn là cán bộ nhà nước về hưu, quan hệ rộng.
Thực ra, trước đây vài ba tháng N. đã từng liên hệ với ông V.T.Đ nhằm tìm kiếm một suất biên chế, tuy nhiên lúc đó vẫn chưa nghỉ hẳn công việc trong Huế nên lại thôi. Qua liên lạc, N. được dặn mang sẵn một bộ hồ sơ xin việc và 10 triệu tiền mặt để “đặt cọc”, còn tổng tiền chạy là 70 triệu.
Sau khi N. trình bày các lý do và nguyện vọng, ông Đ. cho biết: “Sắp tới các văn phòng công chứng ở TP. Vinh sẽ sáp nhập, do Sở Tư pháp quản lý nên xin vào đây chắc chắn 100% là vào biên chế, cháu cứ yên tâm”.
Sau khi nhất trí các “điều khoản”, N. đồng ý giao 10 triệu đồng tiền cọc. Ông Đ. đưa ra một mẩu giấy in sẵn đề “kính gửi quý ông” với nội dung đương sự cam kết tự nguyện giao tiền chạy việc, hứa tuân thủ các “nguyên tắc” theo yêu cầu.
Sau đó ông T. còn tự tay viết “Giấy biên nhận” ghi rõ đã nhận 10 triệu tiền cọc, hứa đến ngày 17/4 nếu không xong việc sẽ hoàn lại số tiền. Mẩu giấy viết tay này giao cho N. giữ lại.
Tiền mất, tật mang!
Ngày 2/4, ông V.T.Đ liên lạc báo N. xuống nhận quyết định. Hai bố con N. mừng rỡ đáp xe xuống ngã 3 thị trấn Diễn Châu để “giao dịch” như đã hẹn.
Bản “Cam kết tự nguyện” của ‘quý ông’ được in sẵn, người có nhu cầu chạy việc chỉ cần điền vào chỗ trống.
Tuy nhiên, ông Đ. lại trưng ra Quyết định có dấu của một văn phòng công chứng tư nhân ở TP. Vinh, không thuộc Sở Tư pháp quản lý như đã hứa hẹn.
Không đồng ý với việc này, bố con N. yêu cầu trả lại số tiền cọc. Tuy nhiên “Quý ông” chạy việc tìm cách chữa cháy và xin “khất”, hẹn sẽ trả tiền vào dịp khác.
Đến ngày 15/4, sau nhiều lần dây dưa, N. và bố tiếp tục khăn gói xuống Diễn Châu đòi tiền. Đến lúc này, ông Đ. xuống nước trả lại tiền nhưng chỉ đưa cho N. 7 triệu đồng, kèm theo lời giải thích: “Số tiền còn lại là chi phí xăng xe và các khoản khác!”.
Xót ruột vì mất tiền oan, 2 bố con gắng gượng nuốt nghẹn rồi khăn gói về lại Anh Sơn.
Lúc này, N. mới vỡ lẽ, 2 người bạn chạy việc theo đường dây này cũng đang sống bấp bênh bằng đồng lương hợp đồng, không phải vào biên chế như đã được hứa hẹn trước.
Do đã nghỉ việc tại Huế, M.Đ.N hiện lâm vào cảnh thất nghiệp!
Trao đổi với PV ngày 14/5, ông Nguyễn Ngọc Thanh, Chánh Thanh tra Sở Tư pháp Nghệ An khẳng định, về góc độ quản lý nhà nước, Sở chỉ quản lý Phòng công chứng (PCC) số 1 và PCC số 2. Còn lại tất cả các PCC khác đều là của tư nhân, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. “Đối với các PCC tư nhân, chúng tôi chỉ quản lý về mặt tổ chức, thủ tục giấy tờ, còn vấn đề nhân sự do các văn phòng tự sắp xếp tuyển người, Sở Tư pháp hoàn toàn không liên quan” – ông Thanh cho biết. Ông Nguyễn Ngọc Thanh cho biết thêm: “Vừa rồi Sở Tư pháp Nghệ An có tiến hành thi tuyển công chức 4 vị trí, nhưng không có chỉ tiêu nào vào 2 PCC do sở quản lý. Thông tin chạy việc vào các PCC rõ ràng là lừa đảo”. Ngày 5/4 vừa qua, Bộ Tư pháp có công văn số 2665/BTP – TTR gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ, đề nghị tăng cường chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành về lĩnh vực công chứng. Hiện Nghệ An đã lập đoàn thanh tra do Phó giám đốc Sở Tư pháp làm trưởng đoàn, tiến hành thanh tra toàn diện các PCC trên địa bàn, báo cáo kết quả trong quý 3/2013. |
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Việt Nam sở hữu 1.000 cây gỗ quý được xem như báu vật, một khúc cũng có giá tiền tỷ
- Tháng 1/2025: Miền Bắc khả năng xảy ra nhiều ngày rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?
- Tết dương lịch 2025 phạt vi phạm giao thông đã thu về số tiền 'khủng' này