“Tôi đang có người cậu ruột đang mở cửa hàng sửa chữa điện tử tại vùng đất này, hàng tháng cũng gửi về cho gia đình hơn 1.000 USD”...
![]() |
11 tháng của năm 2012, cả nước đưa được hơn 70.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, mới chỉ đạt trên 70% kế hoạch đặt ra (Ảnh minh họa) |
Theo tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội), 11 tháng của năm 2012, cả nước đưa được hơn 70.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, mới chỉ đạt trên 70% kế hoạch đặt ra.
“Tình hình xuất khẩu lao động đang rất khó khăn ở hầu hết các thị trường”, Trưởng phòng Thông tin tuyên truyền của cơ quan này, bà Trần Thị Vân Hà cho hay.
Tự thân vận động
Trước thực trạng khó khăn trên của các thị trường truyền thống, để tồn tại, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đang phải tự khai thác, tìm kiếm hợp đồng ở các “thị trường tự do”, nghĩa là các thị trường chưa có ký kết hợp tác lao động giữa hai quốc gia.
Nguồn tin của PV cho biết, 3 trong số những “thị trường tự do” đang được doanh nghiệp Việt Nam đưa lao động đi nhiều nhất là Angola, CH Síp và Ma Cao.
Cụ thể, 10 tháng đầu năm, theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước, Macao đã tiếp nhận 1.783 lao động và CH Síp 1.255 lao động. Riêng Angola, chưa có đơn hàng nào được thẩm định, song cơ quan này cũng cho biết, hiện Angola có khoảng 10.000 lao động Việt Nam đang sinh sống và làm việc.
Tuy nhiên, giám đốc một doanh nghiệp xuất khẩu lao động thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì khẳng định, số lao động Việt Nam ở Angola hiện nay phải lên đến khoảng 40.000 người.
Trong đó khoảng 90% làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Số còn lại làm điện tử và nông nghiệp. Mức lương mà doanh nghiệp sở tại trả cho lao động khá cao, trung bình từ 800 đến 1.000 USD/tháng.
Phần lớn lao động sống và làm việc tại thị trường này là bất hợp pháp vì để xin được visa vào lao động tại Angola không phải đơn giản.
Anh Nguyễn Anh Tuấn (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) đang làm thủ tục đi làm việc tại Benguela (Angola) trong lĩnh vực sửa chữa điện tử, cho biết, mặc dù cũng phải chờ đợi khá lâu nhưng để đi làm việc ở Angola tại thời điểm này dễ hơn đi Hàn Quốc và Nhật Bản. Thị trường này cũng cho thu nhập khá cao.
“Tôi đang có người cậu ruột đang mở cửa hàng sửa chữa điện tử tại vùng đất này, hàng tháng cũng gửi về cho gia đình hơn 1.000 USD”, Tuấn kể.
Thậm chí, Tuấn và nhiều lao động tham gia thị trường này đều biết rõ, khi lựa chọn đi Angola theo hình thức tự do thủ tục cũng phức tạp hơn. Có những trường hợp xin visa lao động 1 năm, nhưng phần lớn đi theo visa du lịch có thời hạn 3 tháng. Hết thời hạn trên, sẽ sống bất hợp pháp trên lãnh thổ Angola.
“Angola là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro”
Trao đổi với PV, Phó cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước Đào Công Hải, cho biết, theo đúng quy trình, để đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, trước hết hai nước phải ký kết thỏa thuận hợp tác lao động; tiếp theo, doanh nghiệp dịch vụ trong nước sẽ tìm kiếm cơ hội, nhu cầu sử dụng lao động ở nước tiếp nhận cụ thể và ký hợp đồng với đối tác.
Cuối cùng, doanh nghiệp trình hợp đồng, đơn hàng, cơ quan quản lý sẽ thẩm định tính khả thi và cho phép tuyển dụng. Đó là một quy trình hợp pháp và an toàn
“Tuy nhiên, trong lúc việc làm khó khăn, cuộc sống khó khăn, nếu doanh nghiệp tìm kiếm được hợp đồng khả thi ở một thị trường tự do, Cơ quan quản lý cũng sẽ khuyến khích”, ông Hải nói.
Ví dụ, hiện Cục Quản lý lao động ngoài nước vẫn thẩm định hợp đồng tại Ma Cao Và CH Síp, là những thị trường chưa có ký kết hợp tác lao động hai bên mà doanh nghiệp vẫn khai thác.
Với những thị trường này, công tác thẩm định hợp đồng phức tạp hơn. Cơ quan quản lý lao động ngoài nước sẽ phải phối hợp với Bộ Ngoại giao và Đại sứ quán tại các nước để tìm hiểu về năng lực và nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp sở tại.
Và tại những thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người lao động thì cơ quan quản lý sẽ không thẩm định hợp đồng.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Vạn Xuân, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Phát triển Quốc tế Việt Thắng cũng cho rằng, với những thị trường mà rủi ro cao, doanh nghiệp cũng không dại gì lao vào khai thác để rồi phải đau đầu đi giải quyết hậu quả.
Ông Xuân dẫn ví dụ, Angola là thị trường tiềm ẩn nhiều rủi ro vì chủ sử dụng lao động sở tại rất ít. Lao động sang Angola chủ yếu làm việc cho chủ thuộc nước thứ 3 như Trung Quốc, Việt Nam và Bồ Đào Nha.
“Chúng tôi cũng đã có ý định khai thác những “thị trường tự do” khi các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống bị thu hẹp, nhưng không thể ‘liều’ được”, ông Xuân nói.


-
Hơn 30 trường tư thục ở Hà Nội tuyển sinh không dùng kết quả thi lớp 10 công lập
-
4 trường phổ thông có học phí cao nhất TP.HCM, lên tới gần 1 tỷ đồng/năm
-
7 ngày nữa, giáo viên đón tin vui được hưởng hàng loạt chính sách đặc biệt này
-
Con trai chọn ngành này không lo 'ế việc', lương khủng lên tới 2,4 tỷ đồng/năm




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập