Nhờ những căn nhà này, cư dân Coober Pedy tránh được những cơn bão bụi theo mùa và thời tiết khắc nghiệt đôi khi lên đến 51 độ C.
|
Nằm ở trung tâm nước Úc, giữa Adelaide và Alice Springs, Coober Pedy là thị trấn duy nhất giữa một vùng đất đỏ hoang vắng, hình thành từ những người thợ mỏ đến từ hơn 45 quốc gia trên thế giới.
Coober Pedy ở Nam Úc nổi tiếng là thủ đô thế giới về sản xuất đá quý opal. Nhiều khu khai thác mỏ opal nằm rải rác trong vùng sa mạc quanh thị trấn này. Nhưng đây không phải là điểm nhấn duy nhất làm nên thương hiệu du lịch cho Coober Pedy, thị trấn ngầm đầu tiên trên thế giới.
Giờ đây, "thủ đô thế giới về đá quý opal" (cung cấp 90% sản lượng opal cho thị trường thế giới) cách Adelaide 846km về phía bắc, là một trong những điểm hút khách nhất vùng này bởi sức hấp dẫn từ những sinh hoạt thường nhật không chỉ diễn ra trên mặt đất.
Theo nhận định của giới du lịch, Coober Pedy là nơi lý tưởng để bạn tìm kiếm một trải nghiệm hoàn toàn khác biệt ở Úc, nơi có hơn phân nửa dân số sống ngầm dưới đất!
Dấu hiệu chào mừng đến với thị trấn Coober Pedy - Ảnh: urbanpeek
Thị trấn Coober Pedy được coi là nơi khô hạn nhất của lục địa khô hạn nhất Trái đất, thị trấn được thành lập năm 1915. Và cái tên Coober Pely xuất phát từ thổ dân địa phương là "kupa piti" có nghĩa là một cái hố màu trắng của đàn ông trên mặt đất.
Năm 1915, khi những người tìm vàng phát hiện ra trữ lượng lớn ngọc mắt mèo (opal) thì nơi đây bắt đầu nổi tiếng. Cư dân nhiều nơi đổ xô đến đây khai thác và tạo ra vô số những hố rỗng trong lòng đất. Bởi vậy mà Coober Pedy còn được biết đến là “thủ đô của ngọc mắt mèo trên thế giới”.
Một góc lộ thiên của thị trấn Coober Pedy - Ảnh: lazerhorse
Opal là một khoáng vật quý hiếm hơn cả hồng ngọc và kim cương. Ngày xưa, chúng được dùng làm vật liệu trang trí trên các đền đài và cung điện. Ngày nay, opal được xem là một món hàng trang sức có giá trị cao.
Chính vì giá trị lớn của opal nên những người khai thác mỏ theo dạng thủ công nơi đây đã xây dựng những ngôi nhà trong hầm từ chính những hố rỗng ban đầu để phục vụ mục đích khai thác là chính.
Ống khói của những ngôi nhà trong lòng đất vươn lên mặt đất tại thị trấn Coober Pedy
Dần dần, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn tạm thời đã trở thành
một khu dân cư nhộn nhịp dưới lòng đất.
Theo thời gian, công việc tìm kiếm ngày càng trở nên quy mô hơn. Họ tiếp tục mở rộng diện tích tìm kiếm và nhiều ngôi nhà lớn được xây dựng. Dần dần, những ngôi nhà xây dựng theo dạng hầm trú ẩn tạm thời đã trở thành một khu dân cư nhộn nhịp dưới lòng đất.
Đây chính là lý do mà bất cứ du khách nào đến Coober Pedy cũng không khỏi ngạc nhiên bởi hàng trăm khối hình trụ nhô lên mặt đất. Đó là những ống thông khói và trục thông gió của căn nhà dưới lòng đất - được gọi là “dugouts”. Nơi đây cũng trở thành địa điểm lý tưởng cho ai muốn trốn cái nóng "như thiêu như đốt" ở Coober Pedy.
Những ngôi nhà tuyệt đẹp trong lòng đất này có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài.
Nhờ những căn nhà này, cư dân Coober Pedy tránh được những cơn bão bụi theo mùa
và thời tiết khắc nghiệt đôi khi lên đến 51 độ C trong bóng râm.
Nhờ những căn nhà này, cư dân Coober Pedy tránh được những cơn bão bụi theo mùa và thời tiết khắc nghiệt đôi khi lên đến 51 độ C trong bóng râm, cũng như mang lại sự ấm áp trong mùa đông và mát mẻ giữa mùa hè.
Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm độc đáo nhất nước Úc.
Ngày nay, Coober Pedy đã phát triển thành một trong những địa điểm độc đáo nhất nước Úc. Mặc dù dân số thị trấn chỉ hơn 3.000 người, nhưng thật khó để tìm thấy bất kì người nào hay nhà ở nào trên mặt đất. Do thời tiết mùa hè ở đây quá khắc nghiệt nên người dân thích sống trong những ngôi nhà ngầm đích thực.
Cuộc sống thường nhật của một gia đình ở thị trấn ngầm Coober Pedy - Ảnh: Reuters
Mặc dù thị trấn Coober Pedy có từ rất lâu nhưng phải đến những năm 1980, thị trấn này mới trở nên nổi tiếng trên khắp thế giới. Thị trấn Coober Pedy có tất cả các cơ sở vật chất đảm bảo để phục vụ khách du lịch như các cửa hàng ngọc mắt mèo, phòng bi-a, quán bar, bơi hồ bơi, bảo tàng, nhà thờ…
Nhà thơ cũng được di chuyển xuống... lòng đất
Đến nay, thị trấn thu hút khá nhiều du khách quốc tế. Du khách có thể nghỉ ngơi trong Khách sạn Desert Cave hoặc một số quán rượu địa phương.
Những ngôi nhà tuyệt đẹp trong lòng đất này có lối đi vào nhà liền kề với phố bên ngoài. Nhiều người dân thậm chí còn thiết kế những khu vườn nhỏ trước lối vào để tăng thêm màu sắc tươi sáng cho khung cảnh nơi đây.
Nhà sách...
hay cửa hàng trang sức,... Tất cả đều được "di lí" xuống dưới... lòng đất.
Vật liệu chính bên trong các ngôi nhà là đá sa thạch bởi nó dễ khai thác, có tính ổn định và đem lại sự vững chắc cho ngôi nhà. Không chỉ vậy, màu sắc tuyệt đẹp của đá sa thạch không chỉ mang lại sự sang trọng mà còn tôn thêm vẻ ấm áp, thân thiện, đối lập với cái nóng khắc nghiệt của thời tiết bên ngoài vùng sa mạc.
Tất cả các căn phòng trong căn nhà đều được thông gió thông qua một trục thẳng đứng hẹp. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào khu vực nhà bếp, phòng sinh hoạt qua một trục thông ánh sáng lớn hơn. Phòng ngủ thì được đẩy lui, nằm phía sau cùng của ngôi nhà để giữ được sự yên tĩnh tuyệt đối.
Khí hậu nơi đây cũng rất tuyệt vời. Cho dù nhiệt độ trên mặt đất có đạt tới ngưỡng 50 độ C vào mùa hè hay dưới 0 độ vào mùa đông thì nhiệt độ ở những ngôi nhà trong lòng đất luôn luôn giữ một mức ổn định hoàn hảo - khoảng 24 độ C, độ ẩm 20%.
Cho dù nhiệt độ trên mặt đất có đạt tới ngưỡng 50 độ C vào mùa hè hay dưới 0 độ
vào mùa đông thì nhiệt độ ở những ngôi nhà trong lòng đất luôn luôn giữ một mức
ổn định hoàn hảo - khoảng 24 độ C, độ ẩm 20%.
Mặc dù sống dưới lòng đất nhưng đó không phải là lý do hạn chế trí tưởng tưởng kì diệu của người dân Coober Pedy. Họ chạm khắc vô số những hình ảnh tuyệt đẹp, kỳ lạ song vô cùng tinh tế ở khắp nơi bên trong “hang động”.
Khách sạn ngầm đầy đủ tiện nghi tại thị trấn Coober Pedy - Ảnh: Reuters
Nơi đây cũng không khác gì một thị trấn bình thường trên mặt đất: có nhà ở với tất cả cơ sở vật chất, những cửa hàng trang sức, siêu thị, phòng bi-da, quán bar, bể bơi, khách sạn, nhà thờ, nghĩa địa…
Đặc biệt, ở đây còn có cả một bảo tàng nghệ thuật ngầm (Old Time Mine) từng là hang đá cổ, bên trong có rất nhiều tầng opal được lưu giữ lại, phản ánh một giai đoạn lịch sử của Coober Pedy.
Du khách thư giãn tại một quán bar ngầm ở thị trấn Coober Pedy - Ảnh: flickr.
Ngày nay, việc khai thác opal ở Coober Pedy hoàn toàn bị cấm. Nhưng người dân vẫn có thể cải tạo và mở rộng những căn nhà trong lòng đất. Chính những ngôi nhà kì lạ mà tuyệt đẹp dưới lòng đất này đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới.
Bên cạnh đó, khung cảnh khô cằn, ảm đạm trên mặt đất xung quanh Coober Pedy đã thu hút giới làm phim Hollywood.
Nhiều bộ phim khoa học viễn tưởng về ngày tận thế với những cảnh quay nơi đây đã góp phần giúp Coober Pedy trở nên nổi tiếng hơn và du lịch trở thành nguồn thu ngang với việc khai thác đá opal.
Đến Coober Pedy, sau những trải nghiệm cuộc sống trong hệ thống ngầm, du khách còn có thể săn những bức ảnh về sự khắc nghiệt của thiên nhiên khi lang thang đến các vùng phụ cận xung quanh thị trấn như sa mạc Painted hay mỏ khai thác đá opal...
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%