Những năm hạn hán, Giếng Sữa là nguồn sống quý giá của cả làng và đặc biệt hơn nước giếng còn chữa được bệnh mất sữa của sản phụ!
Giếng sữa gần ruộng nhưng không hề vẩn đục |
Men theo QL 32, qua thị xã Sơn Tây (Hà Nội) khoảng 2km, chúng tôi tìm về làng cổ Đường Lâm trong cái nắng gay gắt của mùa hè. Vừa đi vừa hỏi thăm đường ra Giếng Sữa, PV được người dân nơi đây hướng dẫn nhiệt tình. Tới rặng ruối cổ thụ, chúng tôi vẫn chưa thể xác định được Giếng Sữa nằm đâu bởi không có biển hiệu hay bảng chỉ dẫn đường.
Sau vài lần lòng vòng, chúng tôi dừng xe hỏi thăm người dân đang làm ruộng bên vệ đường. Chưa kịp nói hết câu, một người đàn ông khoảng 50 tuổi cất tiếng hỏi: “Các cháu đến đây xin sữa phải không?”. Biết chúng tôi từ xa đến mục sở thị giếng thần, người đàn ông vui vẻ, vẫy tay nhờ một em nhỏ dẫn chúng tôi ra Giếng Sữa.
Giếng nước không bao giờ cạn
Theo quan sát của PV, Giếng Sữa nằm nép mình dưới những tán cây rậm rạp. Thành giếng và tường được làm bằng những viên đá ong cổ. Đây được coi là một trong những nét văn hóa cổ kính của Đường Lâm. Như đã quen với công việc chỉ đường và hướng dẫn cho khách, cậu bé nhanh nhẹn mở nắp đậy, múc một gáo nước trong vắt mời chúng tôi: “Chị uống nước đi. Nước giếng mát lắm”. Bước lại gần, PV vô cùng ngạc nhiên bởi giếng khá nông nhưng đầy ăm ắp nước.
Từ đáy đến thành giếng chỉ sâu chừng hơn một mét với ba lớp gạch đá ong xếp chồng lên nhau. Miệng giếng khá hẹp với đường kính ước chừng 70 – 80 cm. Đáy giếng là một viên đá ong phẳng, có độ rộng bằng miệng giếng. Giếng Sữa có độ cao hơn mặt ruộng chừng hơn một mét nhưng nước trong giếng luôn trong xanh. Đây là lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của cậu bé chỉ đường. Rồi bằng giọng tự hào, cậu bé nói: “Rất nhiều người đã thử lấy hết nước ở giếng. Tuy nhiên, cứ mỗi khi cạn gần tới đáy không hiểu nước ở đâu lại dâng đầy giếng rất nhanh”.
Không chỉ cậu bé mà bất kể người dân làng Cam Lâm khi được hỏi đều khẳng định với chúng tôi, Giếng Sữa không bao giờ cạn. Cụ Dương Thị Thóc, 76 tuổi, người dân trong làng vẫn quen gọi là cụ Từ, người trông giữ Giếng Sữa người làng Cam Lâm kể lại: Ngày tôi còn bé, thường hay ra giếng múc nước uống, làm đình. Mùa khô hạn năm ấy, khi các ao, giếng nước trong làng đã cạn khô, trơ đáy. Người dân lúc ấy rất hoang mang, cứ tưởng cả làng sẽ chết khát. Tuy nhiên, khi ra tới Giếng Sữa, người ta giật mình vì nước ở đó trong xanh, mát lịm. Người dân thi nhau xuống múc uống rồi mang về. Sở dĩ người ta tranh nhau như vậy là sợ giếng hết nước.
Tuy nhiên, hàng trăm người dùng xô chậu xuống lấy mà nước không hề cạn. “Bản thân tôi một ngày đi lấy nước hai lần. Mỗi lần đi lấy đến hai thùng đầy nhưng chưa bao giờ tôi thấy giếng hết nước cả. Điều lạ là nhiều người đến lấy nước như vậy nhưng nước trong giếng không bao giờ bị vẩn đục. Mỗi lần nước dâng đầy đều trong vắt và ngọt lịm”, cụ Thóc cho biết.
Theo lời cụ Thóc, trước kia, đường ra giếng vòng vo, nhỏ hẹp theo lối bờ ruộng. Ngày ấy, mặt ruộng và Giếng Sữa có độ cao tương đương nhau. Mỗi lần ra giếng lấy nước, mọi người phải lội ruộng thế nhưng nước ở trong giếng không đục. Điều này đến nay không ai có thể giải thích được.
Nói chuyện với chúng tôi, cụ Thóc rùng mình nhớ lại trận lụt lội năm 1945. Ngày ấy, nước sông Hồng dâng cao gây vỡ đê, cả một vùng rộng lớn nằm trong biển nước. Ngày ấy, để có thể sống sót, người dân nơi đây phải kê giường lên mấy chiếc kèo trên trần nhà để ở. Thậm chí, gà lợn cũng được sống trên những chiếc phao bằng tre nứa kết thành bè.
Thế nhưng dù bị ngập chìm trong nước nhưng trong miệng Giếng Sữa vẫn trong vắt, tinh khiết. Lúc ấy, do thiếu nước sinh hoạt nên người dân ra đây múc nước về dùng. Những ngày ấy, Giếng sữa như nguồn sữa trời ban cho người dân Cao Lâm để chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt.
Cụ Dương Thị Thóc, trông coi đền Mẫu và là người khấn lễ giúp những người đi xin sữa
Truyền thuyết “bầu sữa mẹ”
Không ai biết Giếng Sữa được hình thành tự bao giờ và do ai đào. Tuy nhiên, nó đã góp mặt vào đời sống vật chất và tinh thần của người dân nơi đây. Khi chúng tôi hỏi về nguồn gốc cái tên Giếng Sữa, cụ Thóc hướng ánh mắt về phía xa nhớ lại: Tôi có nghe các cụ kể lại là ngày xưa có một bà mẹ bồng đứa con nhỏ trở về quê. Khi đi qua nơi đây mới dùng lại nghỉ ngơi lấy sức đi tiếp. Lúc này, đứa con đang khóc ngằn ngặt vì đói sữa.
Người mẹ bé nhỏ đã quá mệt mỏi, hiếm sữa nên không biết lấy gì để dỗ đứa trẻ. Chợt cô ấy nhìn thấy giếng nước trong vắt. Đang cơn khát, bà uống một hơi dài. Uống xong, người mẹ thấy người khác lạ. Bầu ngực bà căng tràn sữa. Có sữa, đứa con ngừng khóc và mỉm cười. Từ đó, người dân nơi đây gọi là Giếng Sữa.
Tuy nhiên, theo bà Thóc, đến bây giờ người ta cũng không thể xác định người mẹ ấy là ai. Người thì bảo đó là huyền thoại mẹ Âu Cơ dẫn năm mươi con lên rừng. Bà đi qua vùng Đường Lâm gặp cơn nắng cháy đã chọc gậy thành giếng, cấp nguồn nước cho con mình đủ sức mạnh cho cuộc hành trình về non cao. Người lại kể huyền thoại nữ tướng Lê Thị Lan thời Hai Bà Trưng.
Trên đường bà về thăm quê gặp mẹ con người hành khất, đứa trẻ khát sữa khóc ngằn ngặt trên tay. Bà liền cầm kiếm vạch đất và một tia nước vọt lên. Kỳ diệu thay, khi người mẹ uống nước rồi mớm cho con, dòng nước mát ngọt đã khiến má trẻ hồng hào và bầu sữa bà bỗng căng mọng.
Cũng từ đó, người dân bắt đầu coi Giếng Sữa là “vị cứu tinh” của những bà mẹ khan, hiếm sữa nuôi con. Cụ Thóc kể, Giếng Sữa rất linh thiêng, chỉ cần thành tâm cầu xin, chỉ trong một ngày, các bà mẹ sẽ được như ý nguyện. Lễ để xin chủ yếu là những loại hoa quả, bánh kẹo hoặc đồ mặn tùy tâm mang đến.
Cũng có khi kèm theo đó là những đồng tiền đặt theo vía đứa bé (gái 9 đồng, trai 7 đồng). Làm lễ xin xong, họ mang nước ở giếng về cho người mẹ uống hoặc để nấu ăn. Đó là cách “gọi” sữa về. Sau khi có sữa (thường là ba ngày), người ta lại mang lễ tới tạ.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?