Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Bến Tre sẽ phối hợp Ủy ban kiểm tra Trung ương đã có kết luận về tài sản ông Trần Văn Truyền - nguyên tổng thanh tra chính phủ.
Kiểm tra tài sản của ông Trần Văn Truyền - nguyên tổng thanh tra chính phủ |
Liên quan đến thông tin nguyên Tổng TTCP Trần Văn Truyền bổ nhiệm cán bộ sai nguyên tắc và có nhiều tài sản lớn, tại buổi họp báo này, phó tổng TTCP Trần Đức Lượng cho biết Ban bí thư Trung ương Đảng đã có chỉ đạo và Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTU) đã có kết luận. Hiện TTCP đã có kế hoạch thực hiện kết luận của UBKTTU.
Cụ thể đối với việc bổ nhiệm cán bộ, TTCP đã rà soát lại toàn bộ và thấy rằng về cơ bản số cán bộ được bổ nhiệm đảm bảo tiêu chuẩn và phát huy năng lực sở trường, tuy nhiên có một số trường hợp lúc bổ nhiệm chưa đảm bảo tiêu chuẩn nên đến giờ đã hoàn thiện đầy đủ những tiêu chuẩn để giữ chức danh.TTCP cũng đã giao Vụ tổ chức cán bộ rà soát lại lần nữa những vị trí cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ không bổ nhiệm lại.
“Còn vấn đề kê khai tài sản của ông Truyền hiện UBKTTU đang làm, chúng tôi chưa có thông tin nên chưa nói được” – ông Lượng nói.
Mới đây, báo Người Cao Tuổi đưa tin về việc ông Trần Văn Truyền sở hữu một khối tài sản khổng lồ cùng rất nhiều biệt thự khủng đã gây xôn xao dư luận.
Trước thông tin này, ông Trần Văn Truyền - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã lên tiếng phủ nhận.
Theo thông tin trên tờ Người Cao Tuổi, ngoài một số biệt thự, lô đất sở hữu trước đây, ông Trần Văn Truyền đang triển khai một “dự án gia đình” trên lô đất khoảng 30.000m2 (3 ha) tại xã Sơn Đông, TP Bến Tre. Trong khuôn viên đó, ông Truyền đã và đang xây dựng một biệt dinh hoành tráng và 4 căn nhà gỗ lợp ngói đỏ. Những căn nhà gỗ thuộc nhóm gỗ đặc biệt không dùng đến một cái đinh sắt nào.
Ngoài ra, tin tức từ một số cán bộ ở Thanh tra Chính phủ và cán bộ ở Bến Tre cũng cho hay, ông Truyền còn có 3 cơ ngơi ở TP HCM, một ở phường Thảo Điền (quận 2), một ngôi nhà ở Quận 5 và một bất động sản ở khu đô thị “5 sao” Phú Mỹ Hưng do người thân đang quản lí, sử dụng. Và đặc biệt, đến chiếc giường ngủ của vợ chồng ông cũng có giá trị cả tỷ đồng.
Bên cạnh đó, ông Truyền còn có một căn biệt thự trước đây Tỉnh ủy Bến Tre cấp cho ông lúc còn làm Bí thư Tỉnh ủy ở Trung tâm phường 1, TP Bến Tre. Căn biệt thự rộng 300 m2 vốn là trụ sở Hội Văn hóa nghệ thuật tỉnh bị đập đi để xây biệt thự cho ông Truyền, nay cho doanh nghiệp tư nhân thuê.
Cũng theo báo Người Cao Tuổi, một tài sản nữa tuy không phải là khủng nhưng cũng là niềm mơ ước của nhiều người dân, đó là một ngôi nhà cấp 4 đất rộng 200m2 trước cổng chùa Bạch Vân, phường 5, TP Bến Tre mà gia đình ông Truyền vẫn đang cho thuê.
Như vậy, nếu những gì tờ báo Người Cao Tuổi phản ánh là đúng sự thật thì khối "tài sản nổi" của ông Truyền đếm sơ sơ cũng lên tới 6 cái bất động sản (3 nhà đất ở Bến Tre và 3 nhà đất ở TP HCM), trong đó có 2 tài sản khủng là căn biệt thự rộng 30.000 m2 ở Sơn Đông và 1 bất động sản ở Khu đô thị 5 sao Phú Mỹ Hưng. Riêng một nhà đất tại Phú Mỹ Hưng cũng lên tới 3 - 4 triệu USD, thì tổng số "của nổi" của ông Truyền phải chục triệu USD là ít.
Những thông tin đưa ra khiến dư luận bất ngờ và xôn xao về khối tài sản lớn “không tưởng” của cựu Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền. Khối tài sản này quá lớn đến mức nhiều người có vẻ nghi ngờ về tính xác thực của các thông tin này.
Giải thích về căn biệt thự hoành tráng ở Bến Tre, ông Trần Văn Truyền cho hay, đúng là ông có xây nhưng đó là căn nhà được dựng trên đất của con trai ông mua từ lâu rồi. Sau khi ông nghỉ hưu, ông đã có ý định ở căn nhà dưới phường 1 (TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre) mà hồi đó tỉnh bán lại cho ông theo Nghị định 61 (Nghị định số 61/CP ngày 5/7/1994 của Thủ tướng Chính phủ về mua bán và kinh doanh nhà ở, trong đó có việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước cho người đang thuê), nhưng vì con trai ông đã mua mấy công đất ở thành phố Bến Tre nên ông đã lên đây để ở.
Ông cũng khẳng định, căn nhà của ông cũng chỉ là căn nhà rất bình thường, có chăng thì chỉ rộng rãi hơn so với những nhà xung quanh một chút, và nhờ có kiến trúc mà người cháu ở ĐH Kiến trúc TP HCM thiết kế cho nên ngôi nhà trông cũng có phần sang trọng. Còn chi tiết chiếc giường có giá trị cả tỷ đồng thì hoàn toàn không có.
Theo thông tin mà ông Truyền cung cấp thì diện tích đất nhà ông chỉ khoảng hơn 1 héc-ta. Khu đất này do ngày trước người ta để hoang hóa, con trai ông mua được với giá rẻ chứ không hề có chuyện nhà rộng 3 héc-ta như một tờ báo đã đưa tin. Bên cạnh đó, việc ông Truyền có rất nhiều nhà ở TP HCM cũng là thông tin không có thật, bởi chính ông cũng đã khẳng định rằng: “Tôi chẳng hiểu những căn nhà đó là ở đâu hay từ trên trời rơi xuống”.
Nhận định về việc tờ báo đã đưa tin không đúng sự thật, ông Truyền chia sẻ trên một tờ báo: “Việc đưa những thông tin đó lên mặt báo có thể sẽ gây kích động và khiến người dân ở nơi đây mất niềm tin vào cán bộ nhất là một cán bộ như tôi đã từng làm Bí thư Tỉnh ủy tại đây”.
Phản biện lại những lời của ông Truyền, Luật sư Phạm Công Út (Đoàn Luật sư TP HCM), cho rằng, với một người có chức vụ cao trong bộ máy thanh tra Chính phủ mà “kết nghĩa” và được quà tặng có giá trị đặc biệt lớn là điều bất bình thường, có thể xem điều đó có dấu hiệu vi phạm luật Phòng, chống tham nhũng, thậm chí vi phạm pháp luật hình sự.
“Nếu em kết nghĩa tặng quà với giá trị rất lớn, đặc biệt lớn, nhưng hoàn toàn không có mối quan hệ về lợi ích liên quan đến hoạt động công vụ của ông Truyền thì ông Truyền vẫn phải có nghĩa vụ kê khai thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức”, luật sư Phạm Công Út nêu rõ.
Không tin chỉ có vài người khai gian tài sản
“Trong 9 giải pháp phòng ngừa tham nhũng thì việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức nằm trong nhóm giải pháp ngừa tham nhũng đạt hiệu quả kém nhất”. Ông Phí Ngọc Tuyển, Phó Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ (TTCP) cho biết tại buổi họp Qúy III diễn ra sáng 23.10.
Ông Tuyển cho biết Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo TTCP thực hiện việc đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. “Qua đánh giá 9 giải pháp phòng ngừa tham nhũng, TTCP chia thành 3 nhóm: nhóm có hiệu quả, nhóm có hiệu quả trung bình, và nhóm hiệu quả không cao. Giải pháp kê khai tài sản và thu nhập của cán bộ, công chức nhằm ở nhóm thứ 3, hiệu quả không cao” – ông Tuyển nói.
Trước đó tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII, báo cáo công tác phòng chống tham nhũng năm 2014, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết qua tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhậpnăm 2013 cho thấy có gần 1 triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên chỉ có 5 trường hợp phải xác minh, trong đó có 1 người xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Khi tiếp nhận con số này, TTCP có tin không? Trả lời câu hỏi cày của PV, ông Tuyển nói: “Con số này chưa thể coi là trung thực”. Phó tổng TTCP Trần Đức Lượng cũng bày tỏ: “Chúng tôi cũng rất băn khoăn vì số người xác minh ít quá, chỉ có 5 trường hợp trong gần 1 triệu bản kê khai. Mình chưa xác minh thì làm sao dám đánh gái khẳng định rằng, các bản kê khai đó là trung thực hết được”.
Theo ông Lượng, cái khó hiện nay là việc xác minh các bản kê khai tài sản thuộc về người có thẩm quyền quản lý. Sự việc này cho thấy thời gian tới cần thay đổi chủ thể xác minh nhiều hơn.
Ông Tuyển cho biết vấn đề trung thực trong kê khai tài sản, thu nhập là vấn đề được TTCP đặt ra xuyên suốt trong quá trình thực hiện kê khai tài sản, thu nhập từ trước đến nay.
“Chúng ta trải qua thời kỳ hoàn thiện chính sách từ năm 2007 đến nay và đã nhiều lần sửa đổi quy định về kê khai tài sản, thu nhập. Các lần sửa đổi ấy đều hướng đến giải quyết bài toán làm sao để khai được trung thực, khách quan. Thực tế hiện nay TTCP được Chính phủ giao tiếp tục nghiên cứu các biện pháp để đảm bảo việc kê khai tài sản trung thực”. Ông Tuyển cho biết.
Phó TTCP Trần Đức Lượng cũng cho hay các chuyên gia khuyến nghị VN nên thu hẹp diện kê khai và mở rộng hình thức côngkhai tài sản, đồng thời đưa ra chế định xác minh không có điều kiện.
Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết qua tổng hợp kết quả minh bạch tài sản, thu nhậpnăm 2013 cho thấy có gần 1 triệu người đã kê khai tài sản, thu nhập. Tuy nhiên chỉ có 5 trường hợp phải xác minh, trong đó có 1 người xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%