Hà Nội nhận được 163.449 hồ sơ dự thi vào ĐH, CĐ, giảm so với năm 2011. Khối A và và A1 chiếm 52,79% ; khối C chỉ đạt 4,54% .
|
Một số nhà tuyển sinh cảnh báo: nếu không có chính sách điều chỉnh trong thi cử, khối C và các khối thi có môn xã hội sẽ “tuyệt chủng”.
Phóng viên trao đổi với thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga.
Theo thống kê ban đầu, chỉ có 4,54% thí sinh nộp hồ sơ vào khối C ở Hà Nội. Theo ông, vì sao lượng thí sinh thi vào khối C ngày càng ít?
Thống kê năm nào cũng vậy, tình trạng thí sinh đăng ký thi vào các ngành khối C rất ít: Năm 2010 trên 7%, năm 2011 có khoảng trên 6% thí sinh. Năm nay theo thống kê chưa đầy đủ, số lượng hồ sơ đăng ký thi vào khối C cũng không cải thiện gì nhiều. Có rất nhiều lý do.
Trước hết là khả năng tìm việc làm và cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp của những ngành thuộc khối C thấp hơn so với một số ngành khác.
Bên cạnh đó, cách dạy, cách học những môn học khối C ở bậc phổ thông chưa hấp dẫn, dẫn đến tư tưởng học đối phó và học sinh không thấy hứng thú để lựa chọn những ngành nghề có liên quan những môn học này.
Việc tuyển dụng lao động ngoài xã hội cũng chưa thực sự quan tâm đến ngành nghề sở trường của người học.
Có ý kiến cho rằng cơ cấu ngành nghề đào tạo của các trường ĐH cũng ảnh hưởng lớn đến thí sinh khối C. Ông có nghĩ như vậy không?
Sở GD&ĐT bàn giao hồ sơ cho các trường ĐH ngày 10/5/2012.
Có một điều chắc chắn là những ngành nghề về kinh tế, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng, luật… hiện nay đã vượt rất xa so với qui hoạch và nhu cầu thực tế.
Theo quy hoạch tại Quyết định 121 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ thì đến năm 2020 chúng ta cần 20% sinh viên khối ngành này nhưng hiện đã lên đến khoảng 38%, nghĩa là gần gấp đôi so với quy hoạch.
Hiện nay, sinh viên những ngành nghề nói trên khi tốt nghiệp có thể tìm việc làm dễ dàng hơn những ngành khác. Những năm gần đây, mỗi năm có trên 50.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa được thành lập và đã thu hút một số lượng đáng kể nhân lực thuộc các ngành kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng…
Nhưng không phải tốc độ thành lập doanh nghiệp cứ mãi ở mức cao mà sẽ đến lúc bão hòa; một số doanh nghiệp không làm ăn được sẽ giải thể. Do đó nhu cầu nhân lực cho những ngành ấy sẽ không còn “nóng” như bây giờ.
Có ý kiến nên bỏ khối C! Ông nghĩ sao?
Các môn xã hội nhân văn góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Dù học bất cứ ngành nào, sinh viên cũng cần được trang bị kiến thức cơ bản về xã hội, nhân văn.
Có kiến thức này con người mới sáng tạo ra được những sản phẩm thân thiện, xây dựng cơ chế chính sách quản lý nhân văn cho xã hội hiện đại…
Vì vậy trong nền giáo dục hiện đại, những kiến thức xã hội nhân văn không những không bỏ mà cần được tăng cường giảng dạy cho sinh viên của tất cả các ngành.
Lựa chọn ngành nghề là tự nguyện của thí sinh, không thể can thiệp bằng biện pháp hành chính. Bộ GD&ĐT thông qua kiểm tra, giám sát các điều kiện đảm bảo chất lượng sẽ khống chế chỉ tiêu tuyển sinh vào các ngành này.
Trong các đợt kiểm tra vừa qua, Bộ đã cho dừng tuyển sinh một số ngành, chủ yếu là các ngành thuộc lĩnh vực quản lý do số sinh viên trên mỗi giảng viên quá lớn.
Sự thay đổi tư duy học sinh trong lựa chọn khối C cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ của tất cả các ngành, của toàn xã hội.
Công tác hướng nghiệp ở bậc phổ thông cần được làm tốt. Phương pháp dạy và học những môn thuộc khối C cần thay đổi căn cứ để tạo ra sức hấp dẫn thu hút học sinh quan tâm chọn học, không phải là môn học thuộc lòng.
Trong lộ trình đổi mới tuyển sinh sắp tới, Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu cách thi để sao cho các ngành xét tuyển đều có sự tích hợp ít nhiều kiến thức xã hội nhân văn. Nghĩa là kiến thức xã hội nhân văn không chỉ giới hạn cho những sinh viên theo khối C như hiện nay mà cho sinh viên của tất cả các khối.
Điều này liên quan đến việc đổi mới cách học và cách dạy ở bậc phổ thông trong thời gian sắp tới.
Vẫn đua vào các ngành kinh tế Ngày 10/5, các Sở GD&ĐT phía Bắc bàn giao hồ sơ dự thi ĐH, CĐ năm 2012 cho các trường tại khu vực Hà Nội. Trong việc nộp hồ sơ của thí sinh có nhiều điều “làm khó” các sở GD&ĐT. Cuốn cẩm nang “Những điều cần biết về tuyển sinh” vì phải đợi tranh luận có in hay không in trong một thời gian nên khi ra đời đã trở nên quá muộn, khiến cho thí sinh không cập nhật được đầy đủ thông tin -khi có cuốn cẩm nang trong tay thì hạn nộp hồ sơ đã đến. Thông tin trong cẩm nang không được cập nhật thường xuyên khi các trường bổ sung ngành, khối thi dẫn đến cảnh Sở bảo: không có khối thi hay ngành thi này; thí sinh nói: Có và Sở đành liều chấp nhận phương cách thu “án tại hồ sơ” đối với thí sinh. Về xu hướng chọn ngành nghề của thí sinh, ông Đoàn Quốc Tuấn, Trưởng phòng GD chuyên nghiệp tỉnh Nam Định cho biết, mặc dù số thí sinh Nam Định nộp hồ sơ chủ yếu vào các trường ĐH Công nghiệp, ĐH Thủy lợi, ĐH Thương mại nhưng số hồ sơ nộp vào các trường ĐH kinh tế QD, ĐH Ngoại thương cũng là những con số đáng kể. Bà Nguyễn Thị Thanh Hà, trưởng phòng GDTX Hải Phòng cũng phản ánh số hồ sơ thi vào các trường sư phạm giảm. Ông Phạm Hữu Bản (Sở GD&ĐT Thái Bình) nói: Hầu hết học sinh trường THPT chuyên Thái Bình thi vào ĐH Ngoại thương là điều đáng suy nghĩ. Nếu các học sinh giỏi đó thi vào các ngành công nghệ, sư phạm, nông lâm sẽ có nhiều sáng kiến, nhiều sản phẩm cho đất nước… Để chất xám đầu tư có hiệu quả, ông Bản nói, ngành GD&ĐT cần có sự điều chỉnh thế nào để có người tài đi làm công nghệ, làm thầy giáo, làm kỹ sư nông nghiệp… |
- 7 điểm mới của Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Ngành nghề cho thu nhập khủng lên tới 100 triệu đồng/tháng, là xu hướng trong 5-10 năm tới
- Ngành học cần 10.000 nhân lực mỗi năm, thu nhập 60 triệu đồng/tháng, được Bộ Giáo dục đề nghị miễn, giảm học phí
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Những chiêu trò lừa đảo mới dịp cận Tết, cần cảnh giác kẻo lại mất tiền oan
- Ai là người có mức lương hơn 10,3 tỉ đồng/năm ở TP HCM năm 2024?
- Đàm Vĩnh Hưng nói về vụ kiện với chồng ca sĩ Bích Tuyền: 'Ai tạo nghiệp người đó phải lãnh'
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Tin vui với người sinh năm 2000, 1985, 1965 khi làm căn cước công dân trong năm 2025
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí