Tại “thánh địa” Phước Sơn (Quảng Nam) đang rộ lên thông tin 3 phu vàng chết ngạt dưới hầm đào vàng trái phép tại bãi vàng 39 (xã Phước Hòa).
![]() |
Làm vàng trái phép trên sông Đăkmi. Ảnh: N.T. |
Ngày 11/4, Công an huyện Phước Sơn cho biết, đang tăng cường xác minh, điều tra trường hợp 3 phu vàng tử nạn nêu trên.
Thượng tá Ngô Văn Nghĩa, Phó trưởng Công an huyện Phước Sơn cho biết: Sự việc xảy ra vào ngày 8/4 nhưng đến tối ngày 9/4, công an huyện mới nắm được thông tin từ người dân báo lên.
Bước đầu xác định 3 phu vàng là người Thái Nguyên làm thuê cho một chủ vàng tên Tiến bị chết ngạt khi xuống hầm khai thác vàng trái phép tại bãi vàng 39.
Tuy nhiên, sau đó chủ vàng đã lén lút đưa người tử nạn về địa phương, giấu chính quyền. Trước đó, vào ngày 7/4 lực lượng kiểm lâm huyện có đẩy đuổi, đốt lán trại tại bãi vàng này.
Theo tìm hiểu của phóng viên, trong số 3 phu vàng chết có một người tên Thanh và một người tên Tuyển quê ở huyện Phú Bình, Thái Nguyên vào khai thác vàng tại đây đã được hơn 1 năm.
Trong 3 tháng đầu năm 2013, lực lượng chức năng Phước Sơn kiểm tra phát hiện và xử lý 41 vụ khai thác vàng trái phép.
Ông Trần Lanh, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm Phước Sơn cho biết, bãi vàng 39 nằm trong khu rừng phòng hộ là điểm nóng về khai thác vàng trái phép nhiều năm nay. Tại đây, chỉ có duy nhất Công ty Nguyên Thành Đạt có giấy phép, còn lại là làm vàng trái phép. Bãi vàng này như một chiến trường với nhiều hầm mỏ, chủ yếu khai thác vàng đá.
Bất chấp nguy hiểm, kể cả cái chết của 3 phu vàng, những ngày này người dân các xã Phước Hiệp, Phước Hòa vẫn đổ xô ra sông Đăk Mi để khai thác vàng. Theo ông Lanh, việc người dân đãi vàng lọ mọ dọc các tuyến sông không đáng quan ngại. Nguy hiểm nhất là các hầm vàng tại các bãi vàng 39 và 40 có quy mô lớn.
Dòng sông Đăkmi bị thủy điện Đăkmi 4 chặn dòng đã trơ đáy. Những ngày qua, mưa lớn liên tục cũng là lúc người dân địa phương và các chủ vàng tăng cường việc khai thác vàng trái phép.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'