Trưởng phòng Bảo trợ xã hội của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội dự kiến việc chuyển các đối tượng được hưởng bảo trợ xã hội (BTXH) và trẻ em nuôi ở chùa Bồ Đề vào các trung tâm BTXH.
Kế hoạch phân loại, chuyển trẻ em và các đối tượng BTXH ở chùa Bồ Đề |
Trước đó, theo báo cáo của UBND quận Long Biên (Hà Nội) về tình hình nuôi dưỡng trẻ em và các đối tượng BTXH tại chùa Bồ Đề, UBND quận Long Biên đã làm việc với Sở Lao động - Thương binh - Xã Hội (LĐ-TB-XH) thống nhất nội dung, tiến độ tiếp nhận các đối tượng BTXH tại chùa Bồ Đề vào nuôi dưỡng tại các Trung tâm BTXH của TP. Hà Nội.
Chùa Bồ Đề và các phòng ban chuyên môn quận Long Biên đang hoàn thiện hồ sơ đưa các đối tượng vào trung tâm BTXH theo lộ trình.
Trao đổi với PV Dân Việt chiều 20/8 về vấn đề trên, ông Phạm Bạch Đằng - Chánh Văn phòng UBND quận Long Biên cho biết, UBND quận Long Biên và Sở LĐ-TB-XH vẫn đang tích cực thực hiện chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội về việc đưa các đối tượng BTXH tại chùa Bồ Đề vào nuôi dưỡng tại các Trung tâm BTXH của thành phố.
Về quy trình và lộ trình tiếp nhận các trẻ em và đối tượng BTXH ở chùa bồ đề vào các trung tâm BTXH, bà Dương Tuyết Nhung, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội cho biết: Theo quy trình, UBND quận Long Biên sẽ hoàn thiện hồ sơ các đối tượng sau đó chuyển sang Sở LĐ-TB-XH để thẩm định, ra quyết định tiếp nhận vào các trung tâm bảo trợ của thành phố.
“Theo kế hoạch, quận Long Biên sẽ phân loại đối tượng BTXH ở chùa Bồ Đề sau đó sẽ chuyển sang trung tâm BTXH. Phân loại đến đâu sẽ chuyển tiếp nhận đến đấy. Dự kiến việc chuyển, tiếp nhận các đối tượng BTXH sẽ được chia làm 2-3 đợt, có thể nhiều hơn. Theo kế hoạch của quận Long Biên, sẽ chuyển các trẻ em và các đối tượng BTXH đợt 1 trước ngày 31/8”, bà Nhung tiết lộ.
Bà Nhung cũng cho biết, hiện các trung tâm BTXH của TP. Hà Nội đã sẵn sàng tiếp nhận các đối tượng BTXH và trẻ em ở chùa Bồ Đề.
Như đã thông tin, theo báo cáo của UBND quận Long Biên, về công tác quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em và các đối tượng BTXH trên địa bàn quận, từ năm 2008 đến nay, hằng năm, UBND quận đã tiến hành kiểm tra hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở nuôi dưỡng, trong đó có chùa Bồ Đề.
Năm 2008 UBND quận đã hướng dẫn UBND phường Bồ Đề đăng ký khai sinh cho 15 trẻ em bị bỏ rơi tại chùa Bồ Đề. Năm 2009-2012, UBND quận đã lập hồ sơ đưa 17 đối tượng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề vào Trung tâm BTXH thành phố. Năm 2013 UBND quận đã lập hồ sơ đưa 1 đối tượng được nuôi dưỡng tại chùa Bồ Đề vào Trung tâm BTXH.
Tổng số người có mặt tại chùa Bồ Đề tại thời điểm kiểm tra: 194 người, trong đó đối tượng trẻ em và người tàn tật, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng BTXH: 135 người (trẻ em từ 0-6 tuổi: 55 người, từ 6-16 tuổi: 37 người, người tàn tật trên 16 tuổi, người cao tuổi thuộc nhóm đối tượng BTXH: 34 người, người cơ nhỡ xin tá túc tại chùa: 9 người); đối tượng người giúp việc và trẻ em là con, cháu người giúp việc: 59 (giúp việc 35 người, trẻ em 24 người).
Thông tin tại buổi giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội hôm 19.8, ông Đỗ Mạnh Hải - Chủ tịch UBND quận Long Biên khẳng định: “UBND quận đã làm việc trực tiếp với trụ trì chùa Bồ Đề thông báo kết quả kiểm tra, phân tích các nội dung chùa chưa thực hiện theo quy định, hướng dẫn chùa cách thức và biện pháp khắc phục các tồn tại. Tại thời điểm kiểm tra, chùa Bồ Đề chưa đủ điều kiện để thành lập cơ sở BTXH theo quy định tại Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30.5.2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở BTXH”.
Khi được hỏi về trách nhiệm của quận và phường khi để xảy ra những sự việc liên quan đến chùa Bồ Đề, ông Hải cho biết: "Chùa Bồ Đề là địa chỉ từ thiện, các trường hợp đến chùa đều là bị động. Trách nhiệm của nhà chùa là mở lòng từ bi và đón nhận về nuôi chứ không phải là cơ sở tiếp nhận. Việc nhà chùa tiếp nhận, khi số lượng người ngày một đông, cũng là hết sức bị động. Quận sẽ tiếp thu, rà soát trách nhiệm của các phòng, ban, ngành khi hướng dẫn nhà chùa chưa triệt để".
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%