Tuyến cáp quang biển quốc tế AAG lại bị đứt lúc 0h sáng nay, 16/9/2014, ở phân đoạn phía Hồng Kông. Đây là lần thứ 2 trong năm nay tuyến cáp quang biển này bị đứt.
Internet Việt Nam lại bị chậm do đứt cáp quang biển AAG vào sáng 16/9/2014 |
Một nguồn tin cho biết sáng nay, 16/9/2014, nhiều người dùng dịch vụ Internet đi quốc tế lại than phiền vì tốc độ truy cập mạng quá chậm. Người dùng dịch vụ gọi điện liên hệ với VNPT thì được báo có sự cố đứt cáp quang biển quốc tế AAG 105 GB từ TP.HCM đi Hồng Kông và 30GB từ TP.HCM đi Mỹ.
Phóng viên đã liên hệ với một số nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam để xác thực thông tin đứt cáp.
Ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc FPT Telecom xác nhận đúng là đã có sự cố đứt tuyến cáp AAG nghi là ở phân đoạn phía Hồng Kông vào lúc 0 giờ sáng nay 16/9/2014. Hiện đang đo đạc để xác định vị trí đứt cáp. Tuy nhiên, việc đo đạc gặp một số khó khăn do thời tiết không thuận lợi với sự xuất hiện của cơn bão số 3.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa, hiện giờ ảnh hưởng đối với người dùng Internet tại Việt Nam chưa nặng nề như lần đứt cáp mới diễn ra hồi tháng 7/2014. Một phần là do khi diễn ra sự cố tháng 7, các nhà mạng đã bổ sung lưu lượng đủ để đáp ứng nhu cầu cho các tình huống đứt cáp tiếp theo. Hiện các nhà cung cấp dịch vụ vẫn đang tiếp tục theo dõi và bổ sung băng thông để giảm thiểu ảnh hưởng của việc đứt cáp AAG gây gián đoạn dịch vụ Internet cung cấp cho người dùng.
Ông Vũ Thế Bình, Tổng Giám đốc Công ty NetNam cũng xác nhận đã có sự cố đứt cáp quang biển AAG vào rạng sáng nay nhưng chưa có thông tin về vị trí đứt cáp. NetNam đã "lái" lưu lượng qua hướng cáp biển khác và cáp đất liền. Hiện chưa thấy có ảnh hưởng tiêu cực đối với người sử dụng.
Sự cố đứt cáp quang biển AAG lần này diễn ra cách sự cố lần trước đúng 2 tháng. Như ICTnews đã đưa tin, ngày 15/7/2014, cáp AAG đã bị đứt tại vị trí cách bờ biển Vũng Tàu 18km, gây gián đoạn việc cung cấp dịch vụ của các nhà khai thác viễn thông trong khu vực, trong đó có Việt Nam. Ước tính sự cố đã gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông, Mỹ của tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này.
Các nhà mạng đều đã tích cực triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời. Chẳng hạn như mở thêm các tuyến cáp quang biển khác để dồn lưu lượng vào các tuyến cáp quang biển này, hoặc mở thêm lưu lượng qua hướng đất liền bằng cách đàm phán và mua ngắn hạn một lượng lưu lượng nhất định của tuyến cáp trên đất liền.
Đến tối ngày 27/7/2014, việc khắc phục sự cố đứt cáp AAG đã được hoàn tất, toàn bộ lưu lượng Internet quốc tế trên cáp AAG trở lại bình thường, không còn cảnh chậm truy cập Internet khi dùng các dịch vụ quốc tế như web, email… tại Việt Nam.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?