Đang ở giai đoạn kịch bản nhưng việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, thực chất là một cuộc cải cách giáo dục, đang thu hút được sự chú ý của dư luận. Ngày 19/4, hội thảo "Thử nghiệm và đánh giá sách giáo khoa phổ thông sau 2015", diễn ra tại Hà Nội.
|
Ông Nguyễn Hữu Chí, nguyên Vụ trưởng Vụ GD, Ban Tuyên giáo T.Ư cho biết, đánh giá chương trình một cách khoa học là công đoạn quan trọng của đổi mới giáo dục. Đây là việc chúng ta đã không chịu làm và bây giờ mới bắt đầu làm.
Việc đánh giá chương trình sách giáo khoa sắp tới có gì khác với những điều chúng ta đã và đang làm?
Trước nay chúng ta thường đánh giá một cách… vu vơ và cảm tính, dựa theo ý người trên - lãnh đạo nói tốt là… tốt. Ở nước ta còn có sự cực đoan nữa là xảy ra “làn sóng” chửi bới sách giáo khoa (SGK) không được dẫn dắt bằng khoa học. Hơn thế nữa, bản thân những người đi đánh giá chương trình, SGK cũng không được trang bị kiến thức về khoa học đánh giá.
Những người đi thẩm định chương trình, thẩm định SGK chỉ chăm chăm xem chương trình có viết những nội dung quan trọng của khóa học không, SGK có viết đủ, viết đúng không… Trong khi, vấn đề về chương trình SGK lớn hơn nhiều, quan trọng là với lứa tuổi, bối cảnh, thì giáo dục như thế nào là phù hợp.
Có thể sẽ được học theo chương trình sách giáo khoa mới sau năm 2015 (Ảnh: Hồng Vĩnh).
Đổi mới tốt đến đâu cũng phải có thước đo. Nếu có khoa học đánh giá và đánh giá chuẩn mực không chỉ khiến xã hội đỡ bức xúc mà điều quan trọng là để những người làm chương trình giáo dục đỡ chủ quan, tùy tiện hoặc duy ý chí. Và công việc đang ở giai đoạn bàn xem trong giai đoạn sắp tới chúng ta nên đánh giá chương trình, SGK theo quan điểm nào, nhằm mục đích gì, kỹ thuật đo đạc gì trước khi xây dựng chương trình và SGK sau 2015.
Nói như thế có nghĩa từ trước đến nay những đánh giá của các nhà khoa học và của xã hội về chương trình, SGK là chưa chuẩn mực và chưa đúng? Cả những đánh giá là SGK sai chỗ này, sai chỗ kia; cả những đánh giá về sự chồng chéo của chương trình, gây lãng phí… cũng không đúng?
Những đánh giá đó phản ánh tâm trạng xã hội; ý kiến thì cũng có cái đúng, có cái sai. Thực ra, chương trình và SGK hiện hành có 2 cái sai cơ bản. Cái sai thứ nhất: Coi kiến thức là tất cả, từ mẫu giáo đến tiến sĩ trong khi, hiểu biết kiến thức đối với con người chỉ là cần không phải đã đủ.
Dù nói hay thế nào cũng phải làm được việc và hành xử tốt trong cộng đồng. Cái sai thứ hai là hệ thống giáo dục đã áp đặt, nhồi sọ và dạy tư duy một chiều. Nếu tập trung giải quyết được 2 vấn đề đó là giải quyết được bài toán giáo dục.
"Đã có kịch bản được chuẩn bị kỹ, những người đang lao vào công việc chuẩn bị có niềm tin là cuộc cải cách lần này sẽ tiến bộ hơn. Tuy nhiên, niềm tin ấy đạt được đến mức độ nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Giáo viên thể hiện được không; điều kiện cơ sở vật chất thực hành kém... Và quan trọng hơn tất cả là quản lý giáo dục. Nếu quản lý tốt thì chỉ cần cái bảng với viên phấn cũng làm nên chuyện”. GS Đinh Quang Báo (Nguyên hiệu trưởng ĐHSP Hà Nội) |
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar