Cuốn “Cẩm nang tuyển sinh đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ)” của Bộ GD-ĐT vừa mới xuất bản. Tuy nhiên, trước đó, học sinh và phụ huynh đã “hoa mắt” vì quá nhiều.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều cẩm nang tuyển sinh khiến không ít phụ huynh và học sinh phân vân |
Mỗi sách một kiểu
Vòng quanh nhiều hiệu sách, quầy bán trên địa bàn Hà Nội dễ dàng nhận thấy hàng chục cuốn cẩm nang tuyển sinh ĐH-CĐ (Cẩm nang tuyển sinh) của NXB Trẻ, NXB Thống kê, NXB Giáo dục Việt Nam… Nhiều tờ báo cũng ra cuốn cẩm nang của riêng mình.
“Khi con trai bắt đầu chuyển bị ôn thi, tôi đi tìm mua sách và gặp trường hợp rất mông lung. Nhiều sách hướng dẫn tuyển sinh khác nhau, mỗi sách nói một kiểu. Hơn nữa, các sách hướng dẫn ngày nay đa phần là có thông tin về những trường tư nhân, còn những trường công lập có chất lượng thì thông tin còn sơ sài và không đầy đủ” – cô Nguyễn Mai Anh (Hoàng Hoa Thám, Hà Nội) tâm sự khi đang loay hoay trước một quầy sách.
Cũng rơi vào hoàn cảnh giống như cô Mai Anh, bạn Trần Thùy Linh, học sinh lớp 12 trường THPT Nguyễn Trãi (Ba Đình, Hà Nội) phân vân không biết lựa chọn cuốn cẩm nang nào để tham khảo cho kỳ thi đại học sắp tới.
Linh chia sẻ: “Năm nay em có dự định đăng ký dự thi ngành Kế toán, song hiện tại em vẫn rất phân vân không biết lựa chọn trường nào. Đọc mấy cuốn cẩm nang thì thấy thông tin không giống nhau.”
“Các em học sinh ở khu vực nông thôn, ít kênh thông tin thì cần trực tiếp liên hệ với trường THPT đang theo học để có được thông tin chính xác, kịp thời. Phía nhà trường cũng cần có sự định hướng và xác định cho các em học sinh” – TS Lâm nói
Không chỉ loạn các cuốn Cẩm nang tuyển sinh, chất lượng trong các cuốn cẩm nang cũng không được đảm bảo.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong số những trường “bị” thông tin sai trong các cuốn cẩm nang tuyển sinh. Đại diện ban Quản lý đào tạo của học viện cho biết: “Năm nay học viện có một số thay đổi trong các khối, ngành đào tạo.
Tuy nhiên, trong các cuốn cẩm nang tuyển sinh có thông tin về phía học viện, những thông tin trên đều cũ và không chính xác. Cụ thể, những thông tin về khoa Xuất bản, Quan hệ chính trị và truyền thông quốc tế, Giáo dục chính trị… chưa được cập nhật số liệu tuyển sinh và chỉ tiêu tuyển sinh.
Đối với số liệu tuyển sinh năm nay, ngoại trừ Bộ GD-ĐT, học viện không cung cấp thông tin số liệu cho bất kỳ đơn vị nào khác. Do đó các học sinh cần chủ động theo dõi thông tin từ phía Bộ GD-ĐT cũng như học viện để có được thông tin mới nhất, cập nhật nhất”.
Trong cuốn “Tìm hiểu các trường ĐH qua những số liệu tuyển sinh” của NXB Thống kê, thông tin trong phần giới thiệu hệ đại học của hHc viện Tài Chính (Từ Liêm, Hà Nội) từ năm 2004 đến năm 2012 không có khối ngành kinh tế.
Trong khi đó, từ năm 2013 tới đây, học viện có mở thêm khối ngành kinh tế (mã ngành: D310101). Đặc biệt, kể từ năm 2013, học viện cũng tuyển sinh thêm khối thi A1 (Toán, Vật Lý, Tiếng Anh) với những ngành tài chính - ngân hàng, kế toán, quản trị kinh doanh, hệ thống thông tin quản lý và kinh tế. Tuy nhiên, trong cuốn sách trên, thông tin này không được cung cấp cho độc giả.
Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội năm nay cũng có một số thay đổi trong thông tin trong công tác tuyển sinh. Trong năm học tới, ĐH Bách Khoa Hà Nội chỉ tuyển sinh trình độ đại học, không tuyển sinh trình độ cao đẳng. Song một số cuốn cẩm nang tuyển sinh vẫn thông tin nhà trường vẫn tuyển sinh hệ cao đẳng. Thông tin này có thể gây nhầm lẫn và thiếu chính xác cho học sinh cuối cấp khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Dùng cẩm nang để… đối chiếu
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội: “Việc nhiều đơn vị cho ra mắt các cuốn Cẩm nang tuyển sinh dựa trên nhu cầu thiết yếu của học sinh và các bậc phụ huynh có con em chuẩn bị kỳ thi cuối cấp và ĐH-CĐ. Với rất nhiều kênh thông tin tuyển sinh như báo đài, internet… lượng thông tin về tuyển sinh vô cùng nhiều và đa dạng.
Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề này là khiến cho chất lượng của các cẩm nang tuyển sinh không được kiểm soát và đảm bảo. Các em học sinh lớp 12 cần phải có sự tham khảo kỹ lưỡng, đối chiếu thông tin từ các nguồn khác nhau, đặc biệt là từ phía đơn vị tuyển sinh là các trường ĐH, CĐ, trung cấp chuyên nghiệp”.
Ngòai ra, TS Lâm cho biết thêm, đây chỉ là tài liệu mà các em học sinh sử dụng để tham khảo, đừng quá tin tưởng thông tin trong các cuốn cẩm nang tuyển sinh nói chung.
Cần có sự đối chiếu, so sánh và tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau (báo, truyền hình, internet, các trường ĐH-CĐ…) để có được thông tin khách quan và chính xác nhất.
Bên cạnh đó, bản thân NXB Giáo Dục và Bộ GD-ĐT cũng cần phải đảm bảo chất lượng thông tin trong cuốn “Những điều cần biết tuyển sinh ĐH-CĐ 2013” và chịu trách nhiệm trước những thông tin đó. Trong trường hợp có sai sót, các đơn vị liên quan và các em học sinh cần nhanh chóng phản hồi để phía bộ GD-ĐT có sự chỉnh lý kịp thời.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?