Từ cuối tháng 12 này, người điều khiển phương tiện dừng đỗ ở lòng đường, vỉa hè sai quy định sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt với mức phạt có thể lên tới 800.000 đồng.
![]() |
Đỗ xe dưới lòng đường, vỉa hè sai quy định để mua hàng hóa sẽ bị xử phạt. Ảnh chụp trên đường Phạm Hùng (Hà Nội) |
Trung tá Nguyễn Hồng Thái, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 14, Công an TP Hà Nội, cho biết theo kế hoạch của Phòng CSGT, để đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Tết, CSGT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm, gây cản trở giao thông, không chấp hành luật giao thông, tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới tai nạn.
“Đặc biệt từ nay đến Tết nguyên Đán, chúng tôi sẽ tăng cường thêm lực lượng đi tuần các tuyến đường, xử lý nghiêm những phương tiện dừng sai quy định để mua, bán hàng hóa ở lòng đường, vỉa hè. Qua đó đảm bảo trật tự và giao thông thông suốt cho người dân di chuyển” - Trung tá Thái nói.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Chí tại các tuyến đường Hoàng Cầu, Nguyễn Trãi, Kim Giang, Khâm Thiên, Thái Hà… trên địa bàn Hà Nội, nhiều người dân bán hàng rong ở vỉa hè, lòng đường. Kéo theo đó là tình trạng người dân tham gia giao thông dừng đỗ xe trên vỉa hè, dưới lòng đường mua hàng gây cản trở, ùn tắc giao thông.
Chị Nguyễn Thị Dung (35 tuổi, ở Hải Dương) người bán hàng rong tại đường Phạm Hùng, cho hay chị chưa biết đến quy định xử phạt người bán hàng rong ở lòng đường, lề đường.
“Chúng tôi không có điều kiện mở quán bán nên phải đi bán rong để kiếm tiền. Giờ nếu bị xử phạt chúng tôi cũng không biết xoay sở ra sao cả” - chị Dung nói.
Theo Nghị định 171/2013 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, với hành vi xe máy dừng đỗ sai quy định sẽ bị xử phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng, với ôtô từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng với người bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng.
Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi để xe; trông, giữ xe; bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ; họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông; chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5 m2 làm nơi trông, giữ xe.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu


-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập




-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'
-
Quang Linh Vlogs giàu cỡ nào trước khi bị bắt?