Đường hoa Tết Ất Mùi bắt đầu với hình ảnh gia đình dê lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình.
Hình ảnh lung linh đường hoa Tết Ất Mùi ở Sài Gòn |
Đường hoa Nguyễn Huệ từ lâu đã trở thành thương hiệu Tết của TP.HCM và là điểm du xuân được đông đảo người dân, và du khách chờ đón. Năm nay, đường Nguyễn Huệ được chỉnh trang thành Quảng trường đi bộ và đang thi công ga tàu điện ngầm nên đường hoa tạm dời về đường Hàm Nghi. Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 chào mừng khách tham quan với hình ảnh gia đình dê lấy cảm hứng từ hình tượng chú dê núi Ninh Bình. Từng chi tiết từ đôi sừng cong, tai nhỏ, chòm râu, chiếc đuôi ngắn tạo nên nét đặc trưng của dê núi, oai phong, đỉnh đạc nhưng cũng rất hiền hòa.
Đường hoa Tết Ất Mùi 2015 trên đường Hàm Nghi dài 510 m từ Phó Đức Chính đến Hồ Tùng Mậu với chủ đề “Bản sắc Việt - Hào khí Việt Nam” gồm ba phân đoạn chính: Hào khí Việt Nam, Bản sắc Việt và Vinh quang Việt Nam. Bên cạnh vật liệu chính như hoa tươi, gỗ, đá... đơn vị thi công sử dụng các chất liệu tái chế rẻ tiền trong việc xây dựng để vừa hướng tới sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên.
Hào khí Việt Nam thể hiện tinh hoa của người Việt thông qua những vật phẩm mang hơi thở thủ công mỹ nghệ, hình ảnh búp bê từ Bắc - Trung - Nam, mái che hoa từ sáo tăm, kén hoa khổng lồ với chất liệu mộc. Xuyên suốt trong đường hoa là hình ảnh của cuộc sống đô thị với thùng thư, khung cửa hoa, đặc biệt là metro hoa - phương tiện vận chuyển hiện đại đang được xây dựng tại TP.HCM.
Không thể thiếu trong đường hoa là hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình với cánh đồng lúa trĩu hạt, mái nhà tranh hiền hòa với tấm phản tre và đôi liễn đỏ, chiếc cầu ao sen, những chiếc xuồng chất đầy cây trái. Đại cảnh này tạo cảm giác mới lạ, thu hút được người dân du xuân.
Đường hoa Ất Mùi được thi công từ ngày 6 - 16/2 (từ 18 - 28 tháng Chạp). Chính thức phục vụ du khách tham quan, thưởng ngoạn từ 19h ngày 16/2, kéo dài đến 22h ngày 22/2 (tức 28 tháng Chạp đến mùng 4 Tết).
Bên cạnh đó, đường hoa năm nay cũng dành một góc riêng để trưng bày các hiện vật thể hiện chủ quyền biển đảo, nhiều con đường xung quanh khu vực sẽ được trang trí ánh sáng lung linh. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, đường hoa là nơi thu hút hàng triệu người dân TP.HCM và du khách đến tham quan, thưởng lãm, chụp ảnh lưu niệm.
Bên cạnh đường hoa, chương trình đón Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 sẽ có phần bắn pháo hoa đón chào năm mới. Năm nay, TP.HCM dự kiến sẽ mở rộng lên 8 điểm bắn pháo hoa, gồm hầm sông Sài Gòn (phía quận 2), Đầm Sen (quận 11), khu Láng Le - Bàu Cò (Bình Chánh), khu di tích lịch sử Ngã Ba Giồng (Hóc Môn), Trung tâm văn hóa quận 12, Công viên lịch sử văn hóa dân tộc (quận 9), khu vực huyện Cần Giờ, tòa nhà Bitexco.
Clip đang được xem nhiều nhất: Những hình ảnh đầu tiên bên trong nơi diễn ra tang lễ của cố nghệ sĩ Chí Tài
- Phía sau những bức ảnh 'đắt giá' đưa Việt Nam ra thế giới
- Ngắm vẻ đẹp tinh khôi của hoa ban trắng ngay giữa lòng Hà Nội
- Những bức ảnh thay lời kêu cứu thống thiết từ môi trường, khi nghệ thuật dùng để kể những câu chuyện của hành tinh
- Vẻ đẹp khắc nghiệt của thiên nhiên qua những tác phẩm thắng giải nhiếp ảnh bảo tồn 2022
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%