Người liên quan đến việc 10 'hiệp sĩ' vướng nghi án cưỡng đoạt tài sản cho biết, cơ quan Công an đã không có đủ chứng cứ để khép tội anh và các 'hiệp sĩ'.
Anh Đinh Đắc Lộc trả lời PV tối ngày 8/11. Ảnh: Thanh Phương |
Tối ngày 8/11 anh Đinh Đắc Lộc (SN 1981, ngụ quận 1, TP.HCM) – người liên quan trong vụ “hiệp sĩ” Bình Dương bị tố cáo “cưỡng đoạt tài sản” cho biết, cơ quan CSĐT Công an quận 12 đã thông tin với anh về việc không đủ chứng cứ để khép tội anh và các “hiệp sĩ” Bình Dương.
Trước đó, cơ quan CSĐT Công an quận 12 triệu tập anh Lộc cùng 10 “hiệp sĩ” Bình Dương liên để làm rõ vụ việc theo đơn tố cáo của một người đàn ông tên Nguyễn Văn Hiệp về hành vi “cưỡng đoạt tài sản”.
Anh Lộc chia sẻ: “Tôi rất mệt mỏi vì việc này. Sức khỏe, công việc làm ăn của tôi bị ảnh hưởng rất nhiều, tuy nhiên với kết quả sơ bộ như vậy thì tôi thấy vui, sự thật đã được sáng tỏ, minh oan cho mọi người”.
Anh Lộc cho biết, anh mua chiếc ô tô Toyota Innova vào ngày 2/4/2010 từ hộ kinh doanh N.Đ.T.T mà người đại diện là ông L.Q.T. Chiếc xe này do ông Q.T. mua lại của Công ty TNHH XD-TM-DV S.N (quận 11), sau đó bán lại cho ông Lộc. Do chưa có thời gian nên anh Lộc chưa làm thủ tục sang tên, chiếc ô tô vẫn mang tên của Công ty S.N.
Đến ngày 21/2/2011, anh Lộc cho ông Trần Quốc Toản - Giám đốc Công ty TNHH MTV TM-DV-VT Như Vỹ ở quận Gò Vấp thuê với thời hạn 1 năm (từ ngày 21/2/2011 đến 21/2/2012). Sau đó, ông Toản cho ông Phạm Quốc Dũng thuê lại.
Thời gian sau, biết ông Toản bỏ trốn, ông Lộc làm đơn tố cáo đến Bộ Công an và Công an TP.HCM nhờ can thiệp. Qua tin báo từ cơ quan chức năng, ông Lộc mới tá hỏa khi biết chiếc ô tô của mình đang bị ông Nguyễn Văn Hiệp (SN 1969, thường trú đường Bùi Hữu Nghĩa, phường 2, quận Bình Thạnh; tạm trú xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) "chiếm giữ".
Chiếc xe Toyota Innova của anh Lộc.
Đến đầu tháng 8/2012, ông Hiệp gọi điện thoại cho anh Lộc nói muốn chuộc xe phải trả số tiền 200 triệu đồng, tiếp đó nâng lên 240 triệu đồng. Đồng thời báo tin đến anh Lộc, trong vòng 7 ngày nếu không chuộc sẽ bán xe qua Campuchia và kèm theo yêu cầu không được trình báo công an.
Sau đó anh Lộc gửi đơn tố cáo nhiều nơi nhưng không có kết quả, anh tiếp tục gửi đơn đến Cục Điều tra VKSND Tối cao để tố cáo ông Toản lừa đảo. Đến tháng 7/2012, Công an TP.HCM chuyển đơn của anh sang Đội 8 (thuộc PC45 Công an TP.HCM) để điều tra xử lý.
“Tôi không vay nợ gì ông Hiệp cũng không cầm cố xe cho ông Hiệp. Chính ông Hiệp mới là người cưỡng đoạt tài sản của tôi từ ông Dũng. Nhưng nhờ cơ quan chức năng can thiệp, giải quyết thì quá lâu nên khi ông Hiệp gọi điện bắt chuộc, tôi chỉ còn cách nhờ các “hiệp sĩ” giúp đỡ” - ông Lộc khẳng định.
Thông qua PV, anh Lộc gửi lời cảm ơn đến anh em "hiệp sĩ" Bình Dương đã nỗ lực trong khả năng của mình luôn kề vai sát cánh, quan tâm đến người dân mỗi khi cần đến.
Bên cạnh đó, anh Lộc đã có yêu cầu, đề nghị làm rõ động cơ mục đích của người viết đơn tố cáo mình cũng như "hiệp sĩ" Bình Dương sai sự thật.
Liên quan đến vụ việc, Đại tá Huỳnh Ngọc Phương - Phó cục trưởng Cục xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (V28B) - Bộ Công an cho biết, đến thời điểm hiện tại (9/11/2012) vẫn chưa có thông tin chính thức từ cơ quan công an quận 12 gửi thông báo đến.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?