Một chiếc tăm bông nhỏ xinh trông thật đơn giản, nhưng bạn đã sử dụng nó đúng cách và khoa học, để bảo vệ sức khỏe đôi tai của mình chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé.
Hiểm họa cho đôi tai từ việc sử dụng tăm bông sai cách. |
Chị Nguyễn Thu Huyền, nhân viên của một siêu thị lớn tại Hà Nội, đã phải về sớm vì đứa con 4 tuổi của chị bị sưng tai. Lý do là vì, hôm trước, chị đã khá mạnh tay khi lấy ráy tai cho bé bằng tăm bông, khiến ráy tai không những được lấy ra, mà lại còn thụt sâu vào trong khiến bé đau đớn.
Chị Huyền đã phải đưa bé đến bác sỹ để khám. Bác sỹ nhẹ nhàng nhỏ 1-2 giọt dung dịch nước muối vào tai bé, để ráy tai mềm ra. Rồi sau đó bác sỹ nghiêng đầu bé để cho dung dịch chảy ra, lấy tăm bông cẩn thận xoay đều theo cảm giác của bé ở vùng tai ngoài, để cho ráy tai bám vào tăm rồi dần ra hết.
Theo các bác sỹ, dù chị Huyền chịu trách nhiệm bán hàng tại gian hàng các đồ vệ sinh cá nhân, bao gồm nhiều loại tăm bông, nhưng bản thân chị, giống như nhiều người khác, có thể không biết cách sử dụng tăm bông đúng phương pháp.
Để sử dụng tăm bông đúng cách khi vệ sinh đôi tai, thì trước hết, ta phải dùng các loại tăm bông đủ tiêu chuẩn, được sản xuất bằng dây chuyền máy móc hiện đại khử trùng, đảm bảo vệ sinh, bao gói kín và có các thông tin sản phẩm, tiêu chuẩn chất lượng, nhà sản xuất rõ ràng. Chất lượng đầu bông và que tăm phải đồng đều. Bông phải có màu trắng sữa, mịn, bám chặt vào đầu que, và que phải được làm từ nhựa nguyên sinh cao cấp có độ đàn hồi tốt, tránh tối đa tổn thương cho người dùng. Hiện trên thị trường có một số ít sản phẩm tăm bông chất lượng cao đáp ứng được những yêu cầu này nên người tiêu dùng cần xem xét kỹ khi chọn mua.
Ngoài ra, để sử dụng tăm bông tránh trầy xước ống tai, ta phải hiểu được cơ chế hoạt động của đôi tai và ráy tai. Về cơ bản, cấu trúc của ống tai đi từ lỗ tai đến màng nhĩ và gồm phía ngoài là ống tai sụn, phía trong là ống tai xương. Ống tai được bảo vệ bởi 1 lớp da mỏng và rất nhạy cảm với các tác động bên ngoài.
Về ráy tai, nhiều người thường coi đây là chất bẩn và vì vậy thường xuyên ngoáy tai để loại bỏ nó. Thói quen này rất nguy hại vì có thể gây viêm tai. Trên thực tế, ráy tai được tạo thành bởi các lớp da chết bong ra và một loại chất được tiết ra từ các tuyến của phần ống tai.
Theo các bác sỹ, ráy tai giúp tai ngăn bụi, vi khuẩn, côn trùng và nước xâm nhập vào trong tai, cũng như giúp tai chống được các loại viêm nhiễm nấm và vi khuẩn.
Bà Jo Ann Rohyans – chuyên gia nhi khoa tai, mũi, họng nổi tiếng thế giới của Viện Hàn lâm Khoa học Nhi khoa (bang Ohio – Hoa Kỳ), thường xuyên khuyến cáo trên các trang tin y tế có uy tín và các tờ báo lớn của Hoa Kỳ rằng, khi sử dụng tăm bông, chỉ nên vệ sinh phần tai ngoài để loại bỏ ráy tai ướt. Chức năng chính của tăm bông là để thấm nước chứ không phải để lấy ráy tai. Nếu ráy tai quá nhiều, việc thọc sâu tăm bông vào tai có thể làm ráy tai bị dồn lại và chui sâu vào trong tai, khiến nguy cơ các bệnh về tai trở nên lớn hơn. Các lớp mô bên trong tai là rất mỏng manh và khi bị trầy xước sẽ dẫn đến viêm nhiễm, ảnh hưởng đến thính giác.
Theo các bác sỹ, khi sử dụng tăm bông, cũng có thể tẩm một chút nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% vào đầu tăm bông để vệ sinh tai. Đối với trẻ em, bố mẹ cần nhẹ nhàng giữ đầu con, vì các bé hay lắc đầu và quẫy đạp khi được vệ sinh tai.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?