Nghiên cứu mới của Mỹ có tiềm năng trở thành một 'siêu vắc-xin' nhắm vào khối u trong mọi loại ung thư.
![]() |
|
Năm 2024, tiến sĩ, bác sĩ Bùi Vinh Quang, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết: theo báo cáo Globocan (cơ sở dữ liệu trực tuyến cung cấp số liệu thống kê ung thư toàn cầu), năm 2022, ước có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong tại các quốc gia. Số người còn sống trong vòng 5 năm sau khi được chẩn đoán mắc ung thư là 53,5 triệu.
Cứ 5 người thì sẽ có 1 người mắc ung thư trong suốt cuộc đời. Nhóm 10 bệnh ung thư phổ biến nhất chiếm khoảng 2/3 tổng số ca mắc, nổi bật trong đó là: ung thư phổi, ung thư vú và ung thư đại tràng. Dự báo gánh nặng ung thư, năm 2050 sẽ có hơn 35 triệu ca ung thư mới, so với ước tính 20 triệu ca vào năm 2022.
Thế nhưng, theo nghiên cứu mới ở Mỹ đã mở ra tia sáng cho những người bị bệnh ung thư. Theo SciTech Daily, nhóm tác giả từ Đại học Tufts hiện đã tạo ra một loại vắc-xin điều trị ung thư được thiết kế để tăng cường khả năng nhận diện kháng nguyên khối u của hệ miễn dịch.
Phương pháp này tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh mẽ và thiết lập trí nhớ miễn dịch dài hạn, làm giảm khả năng khối u tái phát.
Vắc-xin điều trị ung thư mới của Mỹ được kỳ vọng chống lại nhiều loại ung thư khác nhau (Ảnh minh họa).
Không giống như các loại vắc-xin điều trị ung thư truyền thống vốn chỉ nhắm vào các kháng nguyên cụ thể, loại vắc-xin mới này dựa trên các mảnh protein có nguồn gốc từ bất kỳ khối u rắn nào.
Do vậy, nó có tiềm năng trở thành một "siêu vắc-xin" có thể nhắm vào khối u trong mọi loại ung thư.
Theo bài công bố trên tạp chí y học Nature Biomedical Engineering, vắc-xin của Đại học Tufts đã thành công trong việc đánh bại các khối u rắn trên động vật mắc nhiều loại ung thư khác nhau.
(Ảnh minh họa)
Các loại ung thư được thử nghiệm bao gồm ung thư hắc tố (một loại ung thư da), ung thư vú ba âm tính, ung thư phổi Lewis và ung thư buồng trứng không thể phẫu thuật lâm sàng.
Phương pháp này dựa trên công trình trước đây của nhóm, trong đó phản ứng miễn dịch được tăng cường bằng cách tạo ra các hạt nano lipid mang mRNA vào hệ thống bạch huyết.
GS Qiaobing Xu, tác giả chính, cho biết: "Chúng tôi đã cải thiện đáng kể thiết kế vắc-xin ung thư bằng cách áp dụng nó cho bất kỳ khối u rắn nào mà chúng tôi có thể tạo ra chất phân hủy, thậm chí có thể là các khối u có nguồn gốc không rõ".
Vắc-xin này có thể dùng song song với các biện pháp truyền thống như phẫu trị, hóa trị, xạ trị, nhằm đạt được phản ứng tốt hơn và ngăn ngừa ung thư tái phát trong thời gian dài hơn.
Tất nhiên để có thể áp dụng rộng rãi, loại vắc-xin mới này vẫn cần tiếp tục trải qua các bước thử nghiệm lâm sàng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai


-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá
-
Bác sĩ cảnh báo 5 bộ phận trên con lợn càng ăn nhiều càng hại sức khỏe, ruột già xếp cuối danh sách




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển