Nhiều người vẫn tin rằng, máu của hai loài khác nhau không bao giờ hòa nhập trong một cơ thể sống, nhưng loài mèo không có kháng thể chống lại máu của loài chó.
Chú mèo Rory suýt mất đi tính mạng vì ăn phải xác chuột có độc. |
Là hai loài không đội trời chung, tưởng chừng chó và mèo luôn mang "mối thù" truyền kiếp nhưng chú chó Macy và chú mèo Rory sống tại thành phố Tauranga, New Zealand lại là trường hợp đặc biệt khiến nhiều người phải bất ngờ khi Macy sẵn sàng hy sinh một phần thuộc cơ thể mình để cứu sống bạn mèo Rory.
Tối thứ Sáu ngày 2/8, chú mèo Rory đã suýt mất đi mạng sống sau khi ăn phải con chuột bị đánh bả. Vì không có đủ thời gian để chờ xem máu của những con mèo khác đến kịp hoặc thích nghi, Rory cần ngay một lượng máu cấp tốc để duy trì sinh mạng của mình.
Trong tình hình không phòng thí nghiệm máu nào còn mở cửa, bác sĩ thú y Kate Heller đã đưa ra một lời khuyên táo bạo, đó là sử dụng máu chó thay thế. Mặc dù biết làm như vậy thật khó thuyết phục nhưng trong tình thế cấp tốc, chủ nhân của Rory - bà Kim Edwards đã chấp nhận phương án mới lạ này.
Bác sĩ thú y Heller là người đã gợi ý đề xuất táo bạo nhưng hoàn toàn dựa trên khoa học.
Sau khi đề nghị một người bạn có tên Michelle Whitemore về tình thế cấp tốc của chú mèo cưng, bà Michelle vẫn nhận lời giúp đỡ mặc dù biết điều này thật phi lý. "Tôi chưa bao giờ nghe thấy những phương pháp như thế này cả. Tôi cứ nghĩ chị ấy đang đùa.", bà Michelle nói.
Chú chó Macy - vị cứu tính của Rory tuổi vui đùa bên chủ nhân.
Cuối cùng, nhờ tới 120ml máu của chú chó giống Labrador Macy 18 tháng tuổi, Rory đã vượt qua cơn hiểm nghèo chỉ sau chưa đầy 1 tiếng đồng hồ.
Trong khi nhiều người vẫn tỏ ý ngạc nhiên về vấn đề thích nghi máu giữa 2 loài chó mèo thì bác sĩ Heller đã đưa ra lý giải dựa trên hiểu biết của mình. Cô cho biết, đây là một phương pháp hoàn toàn dựa trên khoa học. Loài mèo không có kháng thể với máu của loài chó. Vì vậy, khi tiếp một lượng máu chó vừa phải vào cơ thể, mèo sẽ có thêm thời gian tự sản sinh ra các tế báo máu. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được áp dụng duy nhất một lần, vì liều máu thứ hai có thể gây tử vong cho chúng.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%