"Quần áo thì đi xin để mặc. Còn đồ dùng… ai cho gì thì nhận cái ấy."
Người dân sau vụ cháy đi xin quần áo để mặc |
Sáng 27/8, PV có mặt tại nhà A2- Khu tập thể bao bì (phường Phú Thượng, quận Tây Hồ, Hà Nội), nơi những hộ dân bị cháy ở C8 Hàm Tử Quan (P. Chương Dương, Q, Hoàn Kiếm) về đây ở tạm.
Trong khi chờ giải quyết nơi ở mới, chính quyền phường Chương Dương và quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã đưa các hộ dân lên Phú Thượng ở tạm thời.
Khu tái định cư sau vụ cháy ở Hàm Tử Quan
Những cư dân mới đang tiến hành lau dọn nhà cửa.
Bà Phạm Kim Thu ở phòng 202, cho biết: "Tôi lên đây ở từ tối ngày 26/8, gia đình tôi tiếp nhận khu ở mới chỉ có một cái phòng không rộng khoảng 43 m2 và có 2 buồng.
Còn số tiền hỗ trợ gia đình tôi để mua thức ăn đồ uống sinh hoạt hàng ngày. Quần áo thì đi xin để mặc. Còn đồ dùng… ai cho gì thì nhận cái ấy ”.
Căn phòng của bà Thu rộng khoảng 43 m2
“Gia đình tôi có 3 người, lên khu ở mới tôi thấy rộng và thoáng hơn nơi ở cũ. Tuy nhiên, rất bất lợi trong công việc, bởi từ khu ở mới đến nơi làm khoảng 12km. Còn trước đây chỉ khoảng 3-4km là tới nơi làm việc.
Nói thật lòng gia đình chúng tôi cũng không muốn ở đây, vì lý do công việc và học tập của con. Phương tiện đi lại hàng ngày bị cháy hết rồi. Còn đi xe buýt phải đi bộ gần 2km mới có xe, nên gặp rất nhiều khó khăn”- bà Thu tâm sự.
Bữa trưa tạm bợ của gia đình bà Thu
Theo bà Thu, gia đình cũng chưa biết ở tạm là bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm… nên không dám mua đồ dùng gì nhiều.
Bà Nguyễn Thị Minh ở phòng 213 cho biết: “6h tối hôm qua vẫn cả gia đình đang còn lo chỗ ngủ, nhưng cuối cùng được chính quyền sắp xếp cho căn phòng 213 này.
Số tiền 6 triệu được hỗ trợ, gia đình để dành mua những thứ đơn giản nhất đối với cuộc sống như giường, chiếu, mua cái xoong nồi để nấu hay chỉ là bộ quần áo để mặc”.
Còn bác Nguyễn Văn Đài ở phòng 206 nói: “Gia đình tôi có 3 người thì được 43 m2. Việc chia phòng có lẽ họ chia theo gia đình nào nhiều nhân khẩu thì phòng to, gia đình nào ít thì phòng nhỏ.
Nơi ở mới rộng hơn, thoát hơn, nhưng tường bị thấm nước kinh khủng, không có nơi phơi quần áo."
Bà Bùi Thị Sự ở căn phòng 310 cho biết: “Hai vợ chồng về hưu, hàng ngày chỉ bán quán nước vỉa hè kiếm thêm đồng trang trải cuộc sống. Xóm nghèo “ổ chuột” nhà cửa cũng chẳng còn gì. Nhưng lên đây ở thì thiếu thốn đủ thứ".
“Anh em họ hàng hay tin mỗi người mua cho một ít, thiếu gì mua cho cái đấy. Anh em họ hàng vốn cũng nghèo khó, thiếu thốn. Người cho cân gạo, gói bánh, hộp sữa, nồi cơm, móc quần áo,… tất cả những thứ đồ cần thiết cho gia đình”, bà Sự chia sẻ.
Người dân tái định cư hóa vàng cầu may mắn
Đến chiều nay (27/8), công tác thống kê vẫn đang được tiến hành một cách cụ thể, chi tiết để các cơ quan chức năng có thể đưa ra con số thiệt hại cụ thể của từng gia đình, tìm cách khắc phục khó khăn cho mọi người dân tại khu vực.
Tuy nhiên, đã có 19/35 hộ dân đủ các điều kiện như có hộ khẩu, sinh sống thường xuyên tại đây có xác nhận của tổ dân phố đã được nhận căn hộ tại khu tái định cư A2 Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) để ở tạm.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?