Tàu hộ vệ tên lửa lớp "Gepard-3.9" được thiết kế hiện đại, có khả năng tàng hình, có thể theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm.
Cặp chiến hạm hiện đại nhất Đinh Tiên Hoàng (trước) và Lý Thái Tổ (sau) đang tuần tra bảo vệ chủ quyền trên biển |
Tiếp sau 2 tàu hộ vệ tên lửa có khả năng tàng hình Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và Lý Thái Tổ (HQ-012) đã chuyển giao cho hải quân Việt Nam trong năm 2011, Nga đang đóng tiếp 2 tàu hộ vệ tên lửa cùng lớp "Gepard-3.9" để bàn giao vào năm 2016 và 2017.
Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời ông Igor Sevastyanov, một quan chức ngành công nghiệp đóng tàu quốc phòng Nga, cho biết công trình đóng cặp tàu tuần tra thứ 2 của đề án 11661E "Gepard-3.9" dành cho lực lượng hải quân Việt Nam đang được tiến hành nghiêm túc theo đúng nghĩa vụ qui định trong hợp đồng tại nhà máy đóng tàu Zelenodolsk của nước này.
"Toàn bộ mọi công đoạn đều diễn ra theo đúng tiến độ hợp đồng. Tất cả được thực hiện kịp thời và chất lượng. Công việc được tiến hành với sự kiểm tra từ phía khách hàng Việt Nam đối tác của chúng tôi" - ông Sevastyanov cho biết.
Theo dự kiến, 2 tàu hộ vệ tên lửa mới sẽ được bàn giao cho lực lượng hải quân Việt Nam lần lượt vào năm 2016 và 2017. Hợp đồng đóng tàu này được ký kết hồi tháng 12-2011.
Trước đây, vào năm 2006, Việt Nam đã đặt mua của Nga 2 tàu hộ vệ tên lửa lớp "Gepard-3.9". Cặp tàu hộ vệ tên lửa đầu tiên này đã được bàn giao trong năm 2011.
Cả 2 chiếc "Gepard-3.9" đều đã được đưa vào biên chế vào Hải quân Nhân dân Việt Nam, trong đó chiếc đầu tiên mang tên Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) và chiếc thứ hai mang tên Lý Thái Tổ (HQ-012) được biên chế lần lượt vào tháng 3-2011 tháng 8-2011.
Đến nay, các cán bộ và chiến sĩ đã thực sự làm chủ 2 tàu hộ vệ tên lửa, cũng là 2 chiến hạm hiện đại nhất lúc này của hải quân Việt Nam, với các hoạt động như độc lập thử tên lửa chống hạm Uran-E (Kh35), tổ chức huấn luyện đường dài, huấn luyện hạ - cất cánh máy bay lên thẳng săn ngầm K28…
Tàu hộ vệ tên lửa lớp "Gepard-3.9" được thiết kế hiện đại, có khả năng tàng hình, có thể theo dõi, tìm kiếm và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm; đồng thời phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến theo biên đội.
Tàu có chiều dài 102 m, rộng 13,7 m, lượng dãn nước toàn phần khoảng 2.100 tấn, tốc độ 21 hải lý/giờ, tầm hoạt động khoảng 5.000 hải lý, thời gian chạy liên tục trên biển 20 ngày đêm, có thể chịu được sóng gió cấp 10-12.
Trên tàu được trang bị hệ thống vũ khí phòng vệ và tấn công như tên lửa chống tàu Uran-E (Kh35) có khả năng tìm diệt các tàu mặt nước của đối phương từ xa ở cự ly đến 130 km; pháo hạm đa năng AK-176 tốc độ bắn 60-120 phát/phút, có thể tiêu diệt các mục tiêu trên biển, ven bờ và trên không với tầm bắn 15 km, độ cao 11,5 km; tổ hợp pháo - tên lửa phòng không đa năng Palma tốc độ bắn 10.000 phát/phút với tầm bắn 8.000 m; ống phóng ngư lôi 533 mm…
Đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-28, được mệnh danh là "sát thủ săn ngầm". Với nhiệm vụ chính là chống tàu ngầm, Ka-28 được trang bị các thiết bị và vũ khí có thể phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?