Chiều 29/10, Quân chủng Hải quân đã lần đầu tiên đón nhận thủy phi cơ DHC-6. Thuỷ phi cơ này có thể thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền.
![]() |
Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Quân chủng Hải quân, tặng hoa và chụp hình lưu niệm với phi hành đoàn |
Chiều 29/10, tại sân bay Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa), Quân chủng Hải quân đã tổ chức đón thủy phi cơ DHC-6, thuộc lực lượng Không quân Hải quân.
Thủy phi cơ DHC-6 mang số hiệu VNT-777 VIP về Việt Nam và được biên chế cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam. Thủy phi cơ DHC-6 do Công ty Viking, Canada, sản xuất, có tốc độ bay tối đa là 300 km/giờ; tầm hoạt động xa nhất có thể lên tới 1.832 km; thời gian bay lâu nhất là 8,76 giờ.
Thủy phi cơ DHC-6 có thể cất và hạ cánh trên đường băng ngắn, ở cả những đường băng cỏ, đất, cát và tất nhiên cả trên mặt nước.
Thủy phi cơ DHC-6 được trang bị và biên chế chính thức cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam để thực hiện việc tuần tra, tuần thám, bảo vệ chủ quyền trên các vùng biển, đảo Việt Nam; tham gia chở khách, cứu hộ, cứu nạn trên biển, sẵn sàng giúp đỡ các lực lượng đi biển khi gặp nạn.
Việc tiếp nhận và đưa vào biên chế chính thức thủy phi cơ DHC-6 nằm trong lộ trình xây dựng lực lượng Không quân Hải quân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại” đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới.
Một số hình ảnh trong lễ đón thủy phi cơ được biên chế cho lực lượng Không quân Hải quân nhân dân Việt Nam:
Phi cơ DHC-6 hạ cánh xuống đường băng
Phi cơ DHC-6 trên đường băng
Phía trước của thủy phi cơ DHC-6
Hệ thống cánh quạt của thủy phi cơ
Cận cảnh 1 bên cánh của phi cơ DHC-6
Thuỷ phi cơ DHC-6 nhìn từ phía sau
Hệ thống lái của thuỷ phi cơ DHC-6
Lái chính Nguyễn Văn Thuận, người tham gia hành trình hơn 50 giờ bay về Việt Nam
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương


-
Vì sao Hà Nội dự kiến thành lập 5 phường với diện tích 'siêu nhỏ', rộng chưa đầy 2 km2?
-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Đây là tỉnh biên giới miền Nam sẽ vào top giàu nhất Việt Nam sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về mức tiền thưởng cho người lao động trong dịp lễ 30/4-1/5




-
1 loại gỗ ở Việt Nam được mệnh danh là 'báu vật rừng xanh', có thời điểm giá lên tới nửa tỷ/m³
-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?