Sau một thời gian yên ắng, nạn móc túi trên xe buýt lại hoành hành ở các bến xe buýt quanh khu vực Suối Tiên, Trường Đại học Nông Lâm TPHCM…
Sáng 18/9, người đàn ông mặc áo trắng (đeo kính - bên trái) ngồi chờ xe buýt tại cầu vượt Suối Tiên. |
Khu vực từ cầu vượt Bình Phước (quận Thủ Đức - TP. HCM) kéo dài đến ngã ba Vũng Tàu (tỉnh Đồng Nai) mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe buýt đi qua, đã trở thành địa bàn hoạt động của hơn 20 đối tượng chuyên sống bằng nghề móc túi.
Sau khi lên xe buýt tuyến 12, ông ta dùng áo khoác che chắn để thò tay móc túi một hành khách kế bên.
“Ăn hàng” xong, ông ta xuống xe đến quán nước chia tiền cho đồng bọn.(Ảnh được cắt từ clip)
Vừa móc túi vừa cướp giật
5 giờ ngày 15/9, chúng tôi có mặt tại Khu Du lịch Văn hóa Suối Tiên (quận 9), nơi các đối tượng móc túi tập kết để hành nghề. 15 phút sau, một đôi nam nữ chừng ngoài 30 tuổi đã có mặt tại khu vực cầu vượt Suối Tiên để chuẩn bị cho một ngày “làm việc”. 5h30 phút, chiếc xe buýt số 604 trờ tới, cả hai nháy mắt rồi cùng lên xe.
Người phụ nữ ngồi ở ghế sát cửa lên xuống, gã đàn ông ngồi cách đó một dãy ghế, tựa người vào cửa sổ, quan sát xung quanh. Xe đến ngã ba Lâm Viên (quận 9), thấy một cô gái đứng sát cửa lên xuống, ngay lập tức người đàn ông áp sát, lấy áo khoác quấn vào cổ tay, luồn tay móc chiếc điện thoại của cô gái rồi chuyển sang cho người phụ nữ đứng phía sau. Xe đi đến ngã ba Vũng Tàu, gã này tiến sát gần cửa xe và nhanh như cắt giật chiếc điện thoại của một người đàn ông chừng 50 tuổi rồi cả hai cùng lao xuống xe tháo chạy.
8h20 phút ngày 17/9, nhóm móc túi gồm 2 nam, 1 nữ sau khi hành nghề trên tuyến xe buýt số 17 liền sà vào quán phở sát vòng xoay ngã ba Vũng Tàu (hướng đi TPHCM về Bà Rịa - Vũng Tàu). Sau khi ăn xong tô phở, một thanh niên tách nhóm, đi về hướng Bến xe Tam Hiệp để đón xe về TP, người phụ nữ và gã thanh niên còn lại di chuyển về trạm xe buýt gần đó để đón xe đi về hướng Đồng Nai.
Sau khi lên xe buýt số 601, thấy dãy ghế có 2 người ngồi, gã thanh niên liền ngồi chen vào giữa, đảo mắt liên tục để tìm “hàng”. Thấy người đàn ông ngồi bên phải lấy điện thoại bỏ vào túi quần bên trái, ngay lập tức, gã lấy chiếc túi đem theo để vào giữa 2 người, luồn tay phải từ phía dưới để “hành nghề”. Khoảng 5 phút sau, người đàn ông la lên bị mất điện thoại. Trong khi đó, người phụ nữ đi cùng áp sát một thanh niên chuẩn bị xuống xe. Khi vừa phát hiện mất điện thoại, người thanh niên đã bị lơ xe đẩy xuống khỏi cửa, chiếc xe tăng tốc chạy về hướng Đồng Nai.
Trong băng nhóm móc túi, đáng chú ý nhất là một thanh niên khoảng 30 tuổi, có thân hình cao to, khuôn mặt bặm trợn, tóc xoăn, tai bấm lỗ, đội mũ lưỡi trai, thường mặc chiếc áo đen dài tay và mang theo áo khoác để ngụy trang. Không chỉ móc túi trên xe buýt, nếu phát hiện hành khách có nhiều tiền, điện thoại “xịn”, gã sẽ bám theo để cướp giật. Trong khi “hành nghề” mà bị nạn nhân phát hiện, gã xem như không có chuyện gì xảy ra hoặc trừng mắt hăm dọa rồi… thản nhiên móc túi người khác. Anh T.V.L (sinh viên Trường ĐH Công nghệ Thông tin TPHCM), vừa là nạn nhân cũng là người chứng kiến sự việc nhưng không dám lên tiếng đành tìm cách xuống xe, kể lại.
Hàng chục nạn nhân mỗi ngày
Những ngày tiếp theo, chúng tôi liên tục có mặt tại khu vực gần cầu vượt Suối Tiên, chứng kiến gần chục đối tượng móc túi khác đều lần lượt lên xe buýt để “hành nghề”.
Ngày 17/9, chị Nguyễn Thị Hoa (ngụ Bình Dương) đón xe buýt số 33 đến khu vực Suối Tiên. Dù đã cảnh giác cao độ nhưng khi vừa xuống khỏi cửa xe, chị bị 2 người đàn ông đụng phải, giật mình sờ vào túi, chị tá hỏa khi chiếc ví bên trong có 1.850.000 đồng và một số giấy tờ tùy thân không cánh mà bay.
15 phút sau, cũng trên xe buýt số 33, anh Nguyễn Văn Tính (sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TPHCM) vừa xuống xe ở khu vực Suối Tiên cũng rơi vào cảnh tương tự. Tiếp đó, 2 mẹ con đi khám bệnh từ TPHCM về cũng bị các đối tượng trên “cướp” ví, trong đó có 18 triệu đồng và 2 thẻ ATM…
Chỉ tính trong buổi sáng 17/9 đã có 5 người phải rơi nước mắt khi trở thành nạn nhân của những kẻ hành nghề “hai ngón”. Những ngày sau đó, bình quân mỗi ngày tại khu vực từ cầu vượt Sóng Thần (quận Thủ Đức) đến khu vực ngã ba Vũng Tàu (Đồng Nai) có không dưới chục nạn nhân.
Khi chúng tôi lân la hỏi thăm, một người chạy xe ôm trước cổng Suối Tiên cho biết vào các ngày lễ, Tết, các đối tượng móc túi hoạt động nhiều hơn, có khi lên đến hàng chục người. Những tuyến xe buýt số 8, 19, 33, 150, 601, 604 thường được chúng “thăm viếng” nhiều nhất, có khi trên cùng một tuyến xe buýt có 4-5 đối tượng cùng “hành nghề”, chúng lên xuống xe gần chục lần mỗi ngày.
Nhà xe thờ ơ! Các tuyến xe buýt số 12, 17, 33, 604 được coi là “lãnh thổ” của các đối tượng móc túi. Khi lên xe, các đối tượng này không phải mua vé. Ngày 18-9, chúng tôi có mặt trên xe buýt số 12, BKS 53N-5862. Một hành khách phát hiện 2 đối tượng móc túi đang “hành nghề” liền kêu lên đã bị nhân viên bán vé N.V.H ngăn cản, sau đó tài xế cho xe tấp vào lề đường để 2 tên móc túi xuống xe, dù đây không phải là trạm trả khách. Theo phản ánh của người dân, hầu hết tài xế, nhân viên của các xe buýt số 33, 12, 604 đều nhẵn mặt các đối tượng “hành nghề” móc túi nhưng làm ngơ, nhiều tài xế còn mở cửa cho họ xuống xe giữa chừng sau khi “ăn hàng”. |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%