Đào Nhật Tân là niềm tự hào của người Hà Nội về một thú chơi tao nhã vào mỗi khi Tết đến xuân về. Vậy mà…
|
Đoản mệnh đào Nhật Tân
Tiếng thơm của hoa là “hữu xạ tự nhiên hương” chứ chẳng ai mang đi đây đó được. Người trồng đào Nhật Tân tần tảo không vì tiếng thơm của hoa mà vì cuộc sống đã bao đời gắn bó với cây đào. Rồi tiếng thơm được chắt lọc từ những tháng ngày lam lũ cuốc đất trồng đào để rồi tự thân loài hoa lắng đọng làm nên một thương hiệu đào Nhật Tân mấy mươi năm qua.
Những cành đào Nhật Tân mai này có còn ở Nhật Tân (Ảnh: VNE)
Cơn lốc đào cổ thụ đào thế từ vùng núi đổ về Hà Nội, tràn vào vườn đào Nhật Tân đánh bật đào Nhật Tân xịn khỏi bãi bờ gắn liền với nó. Mỗi mùa đào Tết đến, vườn đào Nhật Tân đón những hàng nghìn gốc đào ngoại lai để cấy ghép phục vụ cho một thú chơi đào cổ thụ. Từ một thú chơi tạo ra 2 cơn lốc; cơn lốc hủy hoại thiên nhiên đào rừng và cơn lốc cuốn mất dần những cây đào Nhật Tân xịn.
Cuộc săn tìm đào rừng cổ thụ đưa về Nhật Tân nóng trên những cánh rừng vào các mùa trong năm bao nhiêu thì đồng nghĩa với việc đào Nhật Tân dần bị lép vế. Ông Đỗ Văn Hà, người trồng đào ở Nhật Tân, Hà Nội cho biết: “Mỗi gốc đào mua từ rừng Lạng Sơn chuyển về đến Hà Nội cũng mất từ 3-5 triệu đồng. Nhưng không phải dễ kiếm bởi đào rừng giờ đâu còn nữa, phải đặt trước hàng vài tháng mới có vài gốc mà thôi”. Anh Hà Văn Thành ở xã Hữu Khánh, huyện Lộc Bình, Lạng Sơn, người chuyên cung cấp đào rừng cho một số khách ở Nhật Tân, Hà Nội, cho biết: “Cách đây 3 năm thôi, dưới chân núi Mẫu Sơn có một khu toàn đào rừng. Giờ thì không còn, đi cả ngày may mắn lắm mới gặp được một gốc khép mình nơi kín đáo. Để mang được gốc ra ngoài đường thì cũng phải 4 thanh niên khỏe mạnh khiêng bộ vượt núi rất khó khăn…” Thiên nhiên đâu phải là cái gì vô tận.
Săn tìm đào rừng giờ không phải là dễ ở trên chính những cánh rừng từng là mảnh đất “thánh địa” của đào. Lại càng khó hơn khi đào rừng cổ thụ mang về trồng trên mảnh đất của đào Nhật Tân để cho một thú chơi “đào khủng”. Thổ nhưỡng và khí hậu Hà Nội và khác vùng khác, điều đó người trồng đào và ai cũng rất rõ. Đã vậy, di dời những cây đào lớn ăn sâu bám rễ trong lòng đá từ trăm năm rồi, như thế cũng đủ để nó trở thành gộc khô chỏng chơ ở góc vườn nơi đất mới. “Những gốc đào rừng chuyển về Hà Nội để lấy thân ghép đào Nhật Tân tuổi thọ chỉ được khoảng 3 năm là may mắn lắm rồi. Có lần tôi mua cả xe ô tô mấy chục gốc nhưng về chỉ còn lại một nửa sống được”- ông Đỗ Văn Hà, người trồng đào ở Nhật Tân cho biết. Đời đào ngắn ngủi, người trồng đào thì đên đủi từ một nhu cầu của thú chơi.
Chơi đào “nửa đời còn lại”
Trong mắt người chơi, trong thú chơi đào thì sở thích đa dạng, thế đào phong phú, song theo ông Đỗ Văn Hà, người trồng đào ở Nhật Tân, thế đào “mảnh đời còn lại” được giới chơi mê nhất. Đó là những dáng cây gầy guộc, cỗi cẵn già nua đã bị đục ruỗng thân chỉ còn lại phần vỏ. Có những thế còn nguyên hình thân cây, nhưng có những thế bị mất hẳn phần nhiều thân chỉ còn lại mảnh dẹt thân bằng bàn tay nuôi những dưỡng cành khẳng khiu. Thế đào này hợp nhiều người chơi, nhưng sức sống yếu ớt. Có thể vẫn cho hoa mùa này nhưng mùa sau đã trở thành cây khô chết đứng sau cuộc di dời đến người chơi.
Những gốc đào rừng cổ thụ dần chiếm chỗ trong vườn đào Nhật Tân
Đào Nhật Tân đoản mệnh. Đào rừng chỏng chơ phần nhiều do cuộc chơi phải đánh đi, đánh lại. Âu cũng là cái nghiệp của loài hoa làm đẹp cho mùa xuân vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Giờ vườn đào Nhật Tân nhan nhản những gốc đào rừng đang ươm, ghép, cũng có nhan nhản những gốc đào chết khô vứt chỏng chơ bên góc vườn. Người trồng đào bao giờ cũng thế, theo lợi nhuận và theo nhu cầu của thị trường nên việc du nhập giống đào ngoại lại về phục vụ cho thú chơi đào “khủng” là điều khó tránh khỏi. Chỉ có điều, vườn đào Nhật Tân luôn phải gồng mình với những gốc đào ngoại lai thì một mai liệu tiếng thơm của đào Nhật Tân xịn sẽ còn đâu nữa sắc bích đào thắm.
Người Nhật Tân, hay người chơi đào ở Hà Nội luôn tự hào với cành đào mang từ vườn Nhật Tân về để khí xuân tràn ngập trong gia đình. Còn người Sài Gòn tự hào với loài mai vàng rực khoe sắc sung mãn vào dịp xuân. Nhưng những cơn lốc ồ ạt của đào rừng phủ kín vườn Nhật Tân thì tiếng thơm và niềm tự hào sắp trở thành “hữu danh vô thực”. Cách làm mà người trồng đào vẫn cần mẫn săn tìm những gốc đào cổ thụ ở miền núi xa mang về Nhật Tân vun trồng cấy ghép trên miền đất mới thì mùa xuân của tương lai đào Nhật Tân hay đào rừng sẽ chỉ còn trong tâm thức về một loài hoa vào mỗi mùa xuân mà thôi.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%