Đứng trước 1 sự việc chiếc xe chở bia gặp tai nạn nhưng tại Đồng Nai là cảnh "hôi của" đáng sợ; còn tại Đà Nẵng, là cảnh người dân giúp tài xế dọn dẹp.
Hiện trường vụ hôi bia ở Đồng Nai |
Mấy ngày hôm nay, sự việc hôi bia tại Đồng Nai đang khiến dư luận rúng động về cách hành xử xấu xí của nhiều người dân địa phương. Chiếc xe chở hơn 1500 két bia gặp nạn, thay vì giúp đỡ, những người dân xung quanh vẫn rất bình thản, nhanh chóng băng qua đường rồi nhăm nhăm lao tới các thùng bia để tranh thủ "cuỗm" được chút ít đồ "miễn phí", mặc cho tài xế khóc lóc van xin.
Đây là một hành động khiến những người xem lại cảnh tượng này qua ảnh hay clip phải xấu hổ, phẫn nộ, bức xúc, đồng thời lo lắng về sự xuống cấp trầm trọng về đạo đức của một số người, cũng như những hành vi không phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ngày hôm nay, khi sự việc hôi của đáng xấu hổ tại Đồng Nai vẫn chưa lắng xuống, một hình ảnh hoàn toàn đối lập được lan truyền trên mạng xã hội. Đó là sự việc chiếc xe tải chở 600 két bia gặp tai nạn tại Đà Nẵng vào ngày 9/11 vừa qua.
Cụ thể, gần 5h chiều ngày 9/11, tại vòng xoay ngã ba đường Nguyễn Hữu Thọ - Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường Hòa Thọ Tây, quận Hải Châu, Đà Nẵng), lái xe Nguyễn Huy Hùng cho biết, vừa nhận 600 két bia từ kho bia ở quận Sơn Trà (Đà Nẵng), khi đến vòng xoay này do cua gấp nên các két bia đổ ập xuống đường phía bên phải của xe. Hơn một nửa chai bia trong số bia đổ xuống đã bị bể chai, nước bia chảy như suối trên mặt đường. Tuy nhiên, không những không có tình trạng “hôi bia” xảy ra mà người dân xung quanh còn giúp anh nhặt số bia còn sót lại và dọn dẹp hiện trường.
Cùng một sự việc nhưng hai cách hành xử hoàn toàn trái ngược nhau đã khiến nhiều người phải suy nghĩ. Trong khi sự việc xảy ra tại Đà Nẵng, người dân đồng lòng giúp đỡ người lái xe đảm bảo tài sản thì tại Đồng Nai, hành động hỉ hả "hôi bia", tận dụng hoàn cảnh bất lợi của người khác để thu lợi cá nhân là không thể không phê phán.
Mặc dù không thể dựa vào cách hành xử của một số người để phán xét cả tập thể, tuy nhiên hành động đẹp của những người dân tại Đà Nẵng đã khiến nhiều người cảm thấy thán phục, cũng như nhẹ lòng bởi đâu đó vẫn còn rất nhiều những tấm gương, hành động tốt đẹp. Yếu tố địa phương không phải là điều quyết định tới lối hành xử của người đân, mà chính ý thức và tinh thần "thương người như thể thương thân" mới có thể giúp người dân gạt bỏ được sự tham lam, để hết lòng giúp đỡ người bị nạn.
Bạn N.T nói: "Không ai có thể khẳng định những người hôi bia tại Đồng Nai đều là người Đồng Nai, cũng như những người giúp đỡ tài xế tại Đà Nẵng đều sinh ra và lớn lên tại đó. Vì vậy, việc phán xét, vơ đũa cả nắm, nhận định người vùng này thế này thế kia là không được. Tuy nhiên, chỉ cần là hành động tốt thì người dân vùng nào cũng đáng khen ngợi, cảm phục thôi. Vậy mới nói, dù rằng những hành động hôi của xảy ra như thế này là đáng trách nhưng chúng ta cũng không nên có cái nhìn quá tiêu cực về cuộc sống. Mong rằng người dân Việt Nam sẽ có những cách hành xử đẹp, văn minh hơn nếu như gặp trường hợp tương tự trong tương lai."
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%