Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, nếu hạn chế nhập cư, mỗi năm số người đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội có thể giảm 14.000 - 19.000 người.
Một km2 phố cổ ở quận Hoàn Kiếm có tới 84.000 người đang cư trú. Ảnh: An ninh thủ đô. |
Quy định trong dự thảo Luật Thủ đô lần này đưa ra điều kiện đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội chặt hơn so với quy định của Luật Cư trú. Cơ quan thẩm tra dự án luật cho rằng, tuy chưa phải là giải pháp tối ưu để quản lý dân cư, nhưng đây cũng là một trong các giải pháp cần thiết kết hợp với các giải pháp khác nhằm giãn bớt số lượng dân cư trong nội thành. Bởi lẽ mọi điều kiện về cơ sở hạ tầng trong nội thành Hà Nội đã không thể đáp ứng được tốc độ tăng dân số ở khu vực này.
Dự thảo trình ra Quốc hội tại kỳ họp này đã chỉnh sửa một số nội dung so với kỳ họp trước, qua các phiên thảo luận, nhiều ý kiến tiếp tục khẳng định việc cần thiết ban hành Luật Thủ đô để tạo hành lang pháp lý cho Hà Nội phát triển xứng tầm sau khi được mở rộng vào năm 2008. Liên quan đến quy định trong dự án luật về hạn chế nhập cư, bên cạnh những ý kiến đồng tình với Ban soạn thảo, vẫn còn đại biểu băn khoăn vì có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân.
Bà Nguyễn Thanh Hải, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hoà Bình cho rằng: Trong Luật nói rõ hạn chế nhập cư vào khu vực nội thành, hay việc thu phí giao thông và một số các loại phí khác cao hơn việc thi hành các cơ chế tài chính khác biệt so với các đơn vị khác. Đứng về cương vị người dân đó là những thiệt thòi khi họ sinh sống tại Hà Nội bởi các chi phí sẽ cao hơn.
Tuy nhiên báo cáo giải trình cũng đã giải thích rõ việc đưa ra những quy định chặt hơn theo hướng hạn chế nhập cư là bởi tình trạng dân cư tăng quá nhanh. Mỗi năm có khoảng 50.000 người nhập cư vào khu vực nội thành Hà Nội, với hơn 2.100 người/km2, mật độ dân cư của Hà Nội hiện đang cao gấp 8 lần bình quân chung của cả nước.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã từng lấy ví dụ: Quận Hoàn kiếm rộng 4,5 km2, chỉ lớn hơn công viên Đại Nam ở Bình Dương nửa km2, song ở quận trung tâm này đang có hơn 220.000 dân sinh sống.
Ông Chu Sơn Hà, Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Quản lý dân cư là phải có, cho dù đó là chỉ là biện pháp hành chính tạm thời trước mắt trong nhiều biện pháp. Biện pháp lâu dài và vấn đề kinh tế xã hội và biện pháp về quy hoạch, nhưng chí ít biện pháp quản lý dân cư là quan trọng. Mọi người đều thông cảm với thủ đô, đặc biệt là tốc độ gia tăng dân số trong các quận nội thành quá nhanh. Mỗi năm, bình quân nội thành tăng 50 nghìn người trong đăng ký hộ khẩu thường trú, nên cơ sở hạ tầng không đáp ứng được cho nhân dân trong nội thành…
Theo tính toán của các cơ quan chuyên môn, nếu hạn chế nhập cư, số người đăng ký vào nội thành có thể giảm 14.000-19.000 người mỗi năm. Hơn nữa, Hà Nội cũng đang cố gắng giãn dân khỏi khu đô thị lõi, tức khu phố cổ với kinh phí lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Khu vực nội thành vốn đã quá tải, nếu không hạn chế nhập cư thì mọi nỗ lực cân đối lại quy mô dân số sẽ khó được giải quyết một cách căn cơ.
Về việc này, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành uỷ Hà Nội khẳng định: Đối với khu vực ngoại thành, việc thực hiện nhập cư vào Hà Nội thực hiện như Luật Cư trú không có gì khác biệt. Còn vì sao vào nội thành lại có điều kiện ràng buộc khác để đảm bảo tính chặt chẽ hơn là vì xét cho cùng, những quy định này là để đảm bảo cuộc sống cho những người nhập cư mới, lẫn những người đang ở trên địa bàn Hà Nội phù hợp với quy mô dân số mà quy hoạch chung của thành phố đã đặt ra. Ví dụ, diện tích các quận của thành phố Hà Nội là diện tích cụ thể, chúng ta chỉ có khả năng chất tải dân số tối đa ở chừng mực nhất định, chứ không thể vô hạn.
Dự kiến trong phiên họp ngày 5/11, những nội dung liên quan đến vấn đề nhập cư được nêu trong dự án Luật Thủ đô sẽ tiếp tục được các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?